xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hải quy” đe dọa an ninh Trung Quốc

Huệ Bình

Mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Trung Quốc gia tăng cùng với số lượng thanh thiếu niên ra nước ngoài đi học.

Đó là thông điệp mà Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa ra đêm 20-4 sau vụ một thanh niên từng du học, tên Trần Uy, bị bắt.

Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc cho biết Trần Uy chụp ảnh trộm căn cứ quân sự ở TP Ninh Ba và cung cấp thông tin tình báo về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho tổ chức nước ngoài. Cụ thể, từ tháng 11-2012 đến tháng 12-2013, Trần Uy nhiều lần cung cấp cho tổ chức nước ngoài những thông tin về cơ sở, thiết bị của quân đội Trung Quốc.

Khoảng 23 giờ 30 phút ngày 4-12-2013, người này bị phát hiện đang tìm cách chụp ảnh nhà kho của Hạm đội Đông Hải thuộc Hải quân Trung Quốc. Trong lúc bị cảnh vệ bắt gặp, một số máy nước ngoài gọi vào điện thoại của anh ta.


Trong năm 2015, hơn 500.000 sinh viên Trung Quốc du học Ảnh: REUTERS

Trong năm 2015, hơn 500.000 sinh viên Trung Quốc du học Ảnh: REUTERS

Theo nhà chức trách, những thông tin Trần Uy cung cấp cho tổ chức nước ngoài đề cập tọa độ chính xác các khu quân sự bí mật tại vùng duyên hải Đông Nam Trung Quốc, tọa độ đội tàu chính phủ nước này trong những cuộc tuần tra gần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông năm 2013. Bắc Kinh đang đòi chủ quyền quần đảo này bất chấp nó do Nhật Bản kiểm soát.

CCTV cho biết thêm Trần Uy được trả một khoản ngoại tệ nhưng không nói rõ là tiền nước nào. Theo bản tin, Trần Uy bị kết án 7 năm tù.

“Năm 2013 là thời điểm nhạy cảm nhất đối với tình hình Senkaku/Điếu Ngư. Nếu những thông tin mật rơi vào tay nước khác và trong trường hợp nổ ra chiến tranh từ một sự cố nhỏ, an ninh quốc gia sẽ bị đe dọa nghiêm trọng” - đài CCTV cảnh báo. Ở Trung Quốc, những người hồi hương sau một thời gian học tập, làm việc tại phương Tây được gọi là “haigui” (hải quy, tức rùa biển).

Báo The Wall Street Journal dẫn số liệu của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ (IIE) cho biết trong những năm 2008-2015, số lượng sinh viên Trung Quốc tại các trường ở Mỹ tăng gấp ba, lên đến 304.040 người. Xu hướng này giờ đây trở thành nỗi lo không nhỏ của Bắc Kinh. “Khi ra nước ngoài học tập và làm việc, những người này chú ý nhiều đến an toàn cá nhân cũng như tài sản. Thực ra, họ nên lưu ý nhiều hơn đến một loại an ninh nữa: an ninh quốc gia” - CCTV nhắc nhở.

Vụ việc trên được công bố giữa lúc Bắc Kinh kêu gọi người dân cảnh giác với đủ loại gián điệp. Hôm 19-4, truyền thông nhà nước đưa tin một kỹ thuật viên nước này bị kết án tử hình vì bán 150.000 tài liệu mật quốc gia cho gián điệp nước ngoài trong gần 10 năm. Chưa hết, Bắc Kinh còn đánh dấu Ngày Giáo dục an ninh quốc gia (ngày 15-4) bằng áp phích cảnh báo các nữ công chức trẻ tuổi về việc hẹn hò với những anh chàng nước ngoài đẹp trai vì họ có thể là gián điệp.

Lo lắng với lực lượng sinh viên ở nước ngoài còn có Triều Tiên, dù với lý do hoàn toàn khác. Bình Nhưỡng đang yêu cầu sinh viên học tại Trung Quốc về nước, dường như để ngăn chặn tình trạng đào tẩu. Trong số bị triệu về nước có 20 sinh viên tại một trường đại học ở TP Đan Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh.

Tờ The Telegraph (Anh) dẫn nguồn tin cho biết số sinh viên này “biến mất” không lâu sau vụ 13 nhân viên làm việc tại một nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc đào tẩu sang Hàn Quốc. Ước tính có 100.000 công dân Triều Tiên được gửi ra nước ngoài làm việc và gửi tiền về quê nhà.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo