xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hành động không thể chấp nhận

Hoàng Phương - Cao Lực

Nhận định về những hoạt động gần đây của Trung Quốc tại biển Đông, đặc biệt sau khi nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, TS Rajaram Panda - nghiên cứu viên cao cấp tại Hạ viện Ấn Độ - nhận định với TTXVN rằng Trung Quốc đang tìm cách hăm dọa các nước nhỏ hơn, buộc họ phải từ bỏ các quyền hợp pháp của mình.

Ông Panda nhấn mạnh đó là hành động không thể chấp nhận đối với bất cứ quốc gia thượng tôn pháp luật nào và Bắc Kinh đang vi phạm luật pháp quốc tế. Cũng theo ông Panda, Việt Nam có quyền bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình vì điều đó hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trước đó, Hội Luật gia Dân chủ quốc tế (IADL) khẳng định những hành động khiêu khích, làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc thời gian qua trên biển Đông đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh và an toàn hàng hải khu vực. Đề cập việc nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm EEZ của Việt Nam, IADL khẳng định hành vi này đã vi phạm rõ ràng các quyền của Việt Nam được ghi trong UNCLOS và "yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng chấm dứt các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, ngừng các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, làm gia tăng căng thẳng giữa các bên liên quan và tập trung vào việc xây dựng lòng tin để duy trì an ninh, hòa bình và ổn định ở biển Đông nói riêng và khu vực nói chung".

Hành động không thể chấp nhận - Ảnh 1.

Ông Lee Jae-hyon. Ảnh: TTXVN

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc cùng nhiều quốc gia khác mới đây cũng chỉ trích các hành động dọa nạt của Trung Quốc trên biển Đông và kêu gọi bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế. "Hành động của Trung Quốc đi ngược lại tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do mà ở đó, mọi quốc gia, dù lớn hay bé, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị dọa nạt và có thể theo đuổi các lợi ích kinh tế phù hợp với quy tắc và chuẩn mực quốc tế" - Lầu Năm Góc tuyên bố.

Trong khi đó, ông Lee Jae-hyon, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN và châu Đại Dương, Viện Nghiên cứu chính sách ASAN (Hàn Quốc), khẳng định tình hình an ninh ở biển Đông ngày một xấu đi do Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở vùng biển này và gây quan ngại lớn về an ninh cho các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Chuyên gia này cho rằng cần phải có sự đồng thuận rộng rãi hơn trong cộng đồng quốc tế để Trung Quốc cũng bị gây áp lực bởi những hậu quả do các hành động của nước này gây ra ở biển Đông.

Nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 lần đầu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam vào tháng 7 và rời đi vào ngày 7-8. Đến ngày 13-8-2019, nhóm tàu Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết kể từ khi nhóm tàu Hải Dương 8 hoạt động trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo