“Miễn là có lý do để chúng tôi ở lại Syria, chúng tôi quyết không rút lui.” – ông Hassan Nasrallah tuyên bố tại một diễn đàn ngoài trời, được các vệ sĩ bảo vệ cẩn mật.
Các vụ đụng độ vũ trang và các vụ đánh bom đã tràn sang lãnh thổ Lebanon. Ảnh: PRESS TV
Các chiến binh Hezbollah công khai chiến đấu ở Syria từ đầu năm 2013 và đã đóng vai trò quan trọng trong vụ tái chiếm một thị trấn chiến lược dọc theo biên giới Lebanon và trong các cuộc giao tranh chống phe nổi dậy chung quanh thủ đô Damascus. Các vụ đụng độ vũ trang và các vụ đánh bom đã tràn sang lãnh thổ Lebanon, kể cả nhiều vụ tấn công gây chết chóc tại Beirut.
Trong khi đó, cùng ngày 14-11, Ả Rập Saudi Arabia quyết định tài trợ 300 triệu USD cho cái gọi là “Chính phủ lâm thời Syria” do phe đối lập ở nước này thành lập. Theo đó, “Chính phủ lâm thời Syria” sẽ nhận 50 triệu USD/tháng.
Ảnh: REUTERS
Ngoại trưởng Na Uy Borge Brende thông báo sẽ điều 1 tàu hàng dân sự và 1 khinh hạm hải quân đến các cảng của Syria để chở vũ khí hóa học đi nơi khác tiêu hủy. Ông Brende khẳng định: “Tiêu hủy vũ khí hóa học không phải không có rủi ro nhưng việc để vũ khí hóa học ở lại Syria sẽ gây ra rủi ro lớn hơn”.
Tổng thống Nga gọi điện cho tổng thống Syria
Lần đầu tiên kể từ năm 2011, Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc điện đàm với người đồng cấp Syria Bashar al-Assad hôm 14-11.
Ông Putin bày tỏ mối lo ngại trước tình trạng các nhóm cực đoan tại Syria gia tăng đàn áp cộng đồng Thiên chúa giáo và dân tộc thiểu số. Mặt khác, ông hài lòng về thái độ hợp tác của chính phủ Syria với Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW). Ông cũng hy vọng các nhóm đối lập tại Syria sẽ có thái độ tích cực, xây dựng trong tiến trình tái lập hòa bình và tham gia hội đàm hòa bình Geneve 2 dự kiến tổ chức cuối năm nay.
Đáp lại, Tổng thống Assad cảm ơn sự quan tâm của Nga và khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ song phương. Syria cũng bày tỏ thái độ hoan nghênh và tuyên bố sẽ tham dự hội đàm Geneve 2 mà không đặt ra điều kiện nào. |
Bình luận (0)