Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã có phát hiện đáng kinh ngạc nói trên khi tìm hiểu các virus cổ xưa bên trong chỏm băng Guliya tại cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc.
Vào nam 2015, nhóm nghiên cứu trên đã khoan sâu 50 mét vào chỏm băng trên 15.000 năm tuổi và thu thập 2 lõi băng để tìm hiểu xem những vi khuẩn nào từng tồn tại trong bầu khí quyển vào thời điểm chúng bị mắc kẹt bên trong chỏm năng.
Thông tin phân tích được có thể giúp biết đươc tình hình môi trường và khí hậu vào thời điểm đó.
Các sông băng và chỏm băng khắp thế giới tiếp tục tan nhanh chóng dưới tác động của tình trạng toàn cầu ấm dần lên. Ảnh: The Weather Network
Kết quả phân tích mới công bố cho thấy các lõi băng chứa 33 nhóm virus khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu, có đến 28 nhóm virus hoàn toàn mới lạ đối với giới khoa học. Ngoài ra, một số nhóm virus có thể phát triển và sinh sản trong điều kiện nhiệt độ từ -20 độ C đến 10 độ C.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo do các sông băng và chỏm băng khắp thế giới tiếp tục tan nhanh chóng dưới tác động của tình trạng toàn cầu ấm dần lên, kịch bản tồi tệ nhất là nhiều virus và vi khuẩn mắc kẹt bên trong hàng chục hoặc hàng trăm ngàn năm có thể thoát ra ngoài.
Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian và biến đổi khí hậu để thu thập và nhận biết các vi khuẩn được tìm thấy bên trong những lớp băng cổ xưa. Làm được điều này có thể giúp họ biết rõ hơn về những mầm bệnh từng hoành hành trong quá khứ, từ đó hỗ trợ nhiều hơn cho nỗ lực nghiên cứu những mầm bệnh có thể xuất hiện trong tương lai.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với đợt bùng phát dịch virus corona mới xuất phát từ Trung Quốc, khiến ít nhất 213 người tử vong tính đến ngày 31-1.
Bình luận (0)