xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hồi ức của người trong cuộc

NGUYỄN CAO

Một năm sau cái chết của Bin Laden, Tổng thống Obama và nhóm an ninh quốc gia theo dõi chiến dịch Geronimo EKIA nhớ lại mọi chuyện như mới xảy ra hôm qua

Trong biên niên sử Mỹ, bức ảnh chụp Tổng thống Obama và bộ sậu phụ trách an ninh quốc gia hồi họp theo dõi những bước chân của biệt kích SEAL đột kích vào nhà Bin Laden ở Abbottabad, Pakistan, rạng sáng 1-5 (giờ Mỹ) đã đạt đẳng cấp của một biểu tượng.

Nhìn bức ảnh phát đi khắp thế giới in trên giấy hoặc phát trên sóng truyền hình mấy ngày sau, người xem có thể cảm nhận được sự căng thẳng tột độ trên từng gương mặt, từ Tổng thống Obama đến bà Clinton, người phải lấy tay bụm miệng.

“Tôi muốn xem vụ này”

Một năm sau cái chết của cha đẻ Al-Qaeda, lý lịch bức ảnh nói trên mới được tiết lộ trong cuốn Săn người: 10 năm tìm kiếm Bin Laden  từ 11-9 đến Abbottabad của nhà báo Peter Bergen, chuyên viên phân tích các vấn đề an ninh của đài CNN. Cuốn sách mới xuất bản cách đây 2 ngày.

img
Bức ảnh lịch sử chụp lúc Tổng thống Obama và bà Clinton lặng người
khi chứng kiến chiếc trực thăng chở lính Seal rơi trong khuôn viên nhà Bin Laden. Ảnh: AP

Theo Bergen, bức ảnh lịch sử đó không phải chụp trong Phòng Xử lý tình huống của Nhà Trắng như người ta tưởng mà trong một căn phòng nhỏ ở kế bên. Cũng giống như Phòng Xử lý tình huống, căn phòng không tên này được trang bị thiết bị liên lạc qua video và điện thoại hiện đại nhất.

Nếu trong Phòng Xử lý tình huống, chiếc bàn họp có đủ ghế cho hơn một chục người thì trong căn phòng nói trên, do kích thước khiêm tốn, cái bàn chỉ có 7 chỗ ngồi. Bởi vậy, người ta thấy trong ảnh có thêm 6 người đứng lố nhố gần cửa ra vào.

Có mặt trong phòng đầu tiên là thiếu tướng Marshall “Brad” Webb, trợ lý chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Liên quân Đặc nhiệm (người ngồi giữa). Ông theo dõi diễn biến của chiến dịch qua màn hình laptop cá nhân. Những người bước vào phòng kế tiếp là giám đốc Trung tâm Chống chủ nghĩa khủng bố quốc gia Michael Leiter, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Phó Tổng thống Joe Biden. Tổng thống Obama là người đến sau cùng. Vừa bước vào, ông tuyên bố: “Tôi muốn xem vụ này” rồi ngồi bên cạnh tướng Webb.

40 phút dài nhất trong đời

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NBC hồi tuần rồi, Tổng thống Obama cho biết bức ảnh chụp lúc mọi người thót tim khi nhìn thấy 1 trong 2 chiếc trực thăng chở biệt kích SEAL bay lạng quạng rồi rơi xuống sân nhà  của Bin Laden.

Trước đó, vài ngày sau khi tuyên bố với thế giới Bin Laden đã bị tiêu diệt, ông Obama chia sẻ trên đài CBS rằng chiến dịch Geronimo EKIA chỉ kéo dài khoảng 40 phút nhưng đó là những phút dài nhất trong đời ông. Cách đây 10 năm, ông cũng có một cảm giác tương tự khi cô gái út 3 tháng tuổi Sasha của ông mắc bệnh viêm màng não. Hai lần có cùng một cảm giác nhưng mức độ dĩ nhiên rất khác nhau.

Nhịp tim của người đứng đầu cường quốc số 1 thế giới chỉ lơi đi khi ông nhận được tin chiếc trực thăng chở lính SEAL và thây ma của Bin Laden đã ra khỏi không phận Pakistan bình an vô sự. Phản ứng đầu tiên là ông Obama gọi điện cho người tiền nhiệm George W.Bush để báo tin vui. Kế đó, ông gọi tiếp cựu tổng thống Bill Clinton chia sẻ niềm vui tột độ.

Cho đến bây giờ, Phó Tổng thống Joe Biden vẫn còn bồi hồi khi nhớ lại giây phút lịch sử khó quên. Ông chính là người can gián quyết liệt Tổng thống Obama bởi lúc đó không ai biết chắc người ở trong căn nhà kín cổng cao tường ở Abbottabad có đúng là Bin Laden hay không. Theo ông, cử biệt kích đi bắt một người mà không biết chắc có phải là Bin Laden hay không ở ngay trong lãnh thổ Pakistan là quá phiêu lưu mạo hiểm. Bởi nếu thất bại, hậu quả sẽ khó lường.

Ông Biden nhớ rất rõ sáng 29-4-2011, ông Obama đi lòng vòng quanh chiếc bàn của nhóm cố vấn an ninh quốc gia suy nghĩ rất lung sau khi tham khảo xong ý kiến của dàn cố vấn cao cấp. Rồi ông bước lại gần Biden hỏi: “Joe, anh nghĩ thế nào?”.  Ông Biden trả lời: “Chúng ta chưa có câu trả lời chính xác có phải là Bin Laden hay không. Bởi vậy, thưa tổng thống, theo tôi là không nên vội vàng. Chúng ta cần làm thêm vài việc để biết chắc rằng hắn ở trong ấy”.

Nín thở 35-37 phút

Đối với Ngoại trưởng Hillary Clinton, bầu không khí hôm đó đặc quánh nỗi lo lắng. Phát biểu mới đây tại học viện hải quân ở Annapolis, bà kể lại: “Đó là thời khắc đầy xúc cảm mãnh liệt, cực kỳ căng thẳng vì người của chúng ta (biệt kích SEAL) đang hoạt động ở cách xa hàng ngàn cây số. Tôi dám chắc rằng lúc đó mọi người đều nín thở khoảng 35-37 phút gì đó”.

Căng thẳng nhất là lúc biệt kích xông vào nhà Bin Laden. Chiếc máy bay không người lái gắn camera quan sát truyền hình trực tiếp về Nhà Trắng không thể nhìn thấy phía bên trong. Bà Clinton kể lại: “Chúng tôi không thấy cũng không nghe gì cho nên mọi người nín thở, giữ im lặng gần như tuyệt đối đồng thời chuẩn bị tinh thần đối phó với điều sắp xảy ra”.

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates là bộ trưởng duy nhất thời tổng thống Bush được giữ lại. Ông và Phó Tổng thống Biden đã can gián Tổng thống Obama đừng dùng biệt kích tấn công Bin Laden. Là người từng làm việc lâu năm ở CIA, làm đại diện cơ quan tình báo này ở Nhà Trắng, năm 1980 ông đã chứng kiến cuộc giải cứu bất thành con tin người Mỹ ở Iran. Ông khuyến cáo Tổng thống Obama nên mở một chiến dịch có quy mô lớn hơn.

Cho nên khi thấy một chiếc trực thăng chở biệt kích rơi trong khuôn viên nhà Bin Laden, ông sững người, tím mặt. Ông thú nhận: “Đó là thời khắc khó khăn nhất của tôi”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo