xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy Lạp: Canh bạc đầy rủi ro của bà Merkel

P.Võ (Theo Reuters)

(NLĐO) - Nếu Hy Lạp vỡ nợ trong tuần này và buộc phải rời khỏi khu vực đồng euro (eurozone), kết cục này sẽ tác động mạnh mẽ lên di sản mà nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhà lãnh đạo nhiều quyền lực nhất châu Âu, để lại.

Việc bà Merkel có phải chịu trách nhiệm cho việc Hy Lạp và eurozone "đường ai nấy đi", nếu xảy ra, vẫn còn là vấn đề gây tranh luận lúc này.

Trong nhiều tháng qua, bà Merkel, nổi tiếng là người thận trọng, đối mặt với câu hỏi có nên chấp nhận để kịch bản "Grexit" (Hy Lạp rời khỏi eurozone) xảy ra và chấp nhận những rủi ro tài chính, kinh tế và địa chính trị từ nó hay không.

Trong lúc Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble phát đi tín hiệu rằng ông có thể chấp nhận một eurozone không có Hy Lạp, Thủ tướng Merkel cho đến gần đây vẫn quyết tâm không để kết cục này xảy ra, theo những cố vấn thân cận nhất của bà.

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Hy Lạp. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Hy Lạp Alexis Tsipras. Ảnh: Reuters

 

Nếu Hy Lạp rời eurozone, nhiều người dân ở Đức và những nơi khác sẽ đổ trách nhiệm cho chính phủ cánh tả của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 1 qua, nội các của ông Tsipras đã chọc giận các đối tác bằng lập trường bị xem là "thất thường và đối đầu" trong các cuộc thảo luận về nợ.

Quyết định kêu gọi trưng cầu ý dân về chương trình cứu trợ của châu Âu mà ông Tsipras đưa ra hôm 26-6 có thể khiến bà Merkel không còn đủ kiên nhẫn về vấn đề nợ của Hy Lạp và sẽ bật đèn xanh để nước này rời eurozone. Dù vậy, chính nhà lãnh đạo này khi đó có thể phải đối mặt với nhiều chất vấn rằng tại sao thể ngăn chặn được thảm họa này khi có thể.

Kết cục "Grexit" có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở rìa phía Nam châu Âu trong lúc tác động tiêu cực của diễn biến này có thể lan đến thành viên eurozone khác vừa mới hồi phục sau nhiều năm rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Chưa hết, một cuộc tranh luận gay gắt mới về những chính sách khắc khổ của Đức và cách bà Merkel xử lý cuộc khủng hoảng là điều khó tránh.

Việc cho phép "Grexit" xảy ra sẽ là bước đi táo bạo nhất của bà Merkel kể từ khi lên nắm quyền gần 10 năm trước. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cũng thừa nhận nỗi lo nước Đức có thể bị quy trách nhiệm vì "tàn phá" châu Âu lần thứ 3 trong vòng 1 thế kỷ.

Sự hỗn loạn tại Hy Lạp, nếu xảy ra, sẽ phát đi một thông điệp tiêu cực về sự đoàn kết trong nội bộ châu Âu giữa lúc nước Anh sắp trưng cầu ý dân về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tình hình càng thêm tồi tệ bởi châu lục này đang đối đầu với Nga xung quanh vấn đề Ukraine, cũng như chưa tìm lời giải đáp cho cuộc khủng hoảng người di cư và đang bị chủ nghĩa khủng bố đe dọa nghiêm trọng.

"Cuộc khủng hoảng trong lòng châu Âu đang diễn ra trong một môi trường địa chính trị bất ổn và nguy hiểm. Để ngăn EU tan rã, điều cần làm trước tiên là tìm giải pháp chiến lược cho vấn đề Hy Lạp" - cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer nhận định.

Lo ngại những hậu quả địa chình trị có thể có trong bối cảnh các mối đe dọa trên toàn cầu đang gia tăng, Mỹ đang vận động mạnh mẽ sau hậu trường để thuyết phục bà Merkel giữ lại Athens trong eurozone bằng mọi giá. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew vào cuối tuần rồi đã gọi điện cho những người đồng cấp ở Đức, Pháp và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde để thúc giục họ nhất trí về một "giải pháp bền vững" cho Hy Lạp, trong đó có việc giảm nợ.

Ngay cả Pháp, nước từng chia sẻ lập trường với Đức, giờ đây lại ủng hộ việc gia hạn chương trình cứu trợ Hy Lạp để cho phép cuộc trưng cầu ý dân nói trên diễn ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo