xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Indonesia, Malaysia chịu hết nổi Trung Quốc

Thu Hằng

Sau khi gặp các đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta hôm 21-3, Bộ trưởng Bộ Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti tuyên bố có thể đưa vụ đụng độ mới nhất với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Ngoài ra, nữ bộ trưởng cho biết Indonesia cảm thấy nỗ lực duy trì hòa bình ở biển Đông của mình suốt nhiều năm qua đang bị phá hoại. Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh: “Tại cuộc gặp, chúng tôi đã phản đối mạnh mẽ hành vi xâm phạm của tàu hải cảnh Trung Quốc đối với chủ quyền Indonesia”.

Theo Jakarta Post, vụ việc bắt đầu lúc 14 giờ ngày 19-3 khi Cảnh sát biển Indonesia phát hiện tàu cá Trung Quốc số hiệu Kway Fey 10078 đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia trên biển Đông.

Cảnh sát biển Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc cùng 8 thuyền viên. Tuy nhiên, khi đang áp giải về vùng biển Natuna của Indonesia thì bị một tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc can thiệp lúc 2 giờ ngày 20-3. Tiếp đó, một tàu hải cảnh khác lớn hơn của Trung Quốc xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả tàu cá.

Theo Bộ trưởng Susi, Jakarta phản đối hành động uy hiếp này và yêu cầu Bắc Kinh giao lại tàu Kway Fey cho Jakarta xử lý. Là người dẫn đầu chiến dịch cứng rắn chống nạn đánh bắt trộm của Indonesia, bà Susi nói 8 thuyền viên Trung Quốc sẽ bị xét xử.

 

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phản đối mạnh mẽ hành vi của tàu hải cảnh Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phản đối mạnh mẽ hành vi của tàu hải cảnh Trung Quốc Ảnh: REUTERS

 

Giới phân tích nhận định sự hung hăng của lực lượng hải cảnh Trung Quốc lần này là “chưa có tiền lệ” với Indonesia, nhất là những phản ứng sau đó từ Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo ngày 21-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh yêu cầu Indonesia thả người, đồng thời tái khẳng định khu vực gần quần đảo Natuna là “ngư trường truyền thống của Trung Quốc”.

“Tôi cho rằng vụ việc lần này có thể rất nghiêm trọng” - ông Aaron Connelly, chuyên gia về chính trị Đông Nam Á thuộc Viện Lowy (Úc), nhận định. Theo ông, nhiều khả năng đây là bước ngoặt thay đổi chính sách đối ngoại của Indonesia dưới thời Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo.

Không chỉ Indonesia, ngay cả Malaysia cũng điều chỉnh thái độ. Trang tin Malay Mail Online ngày 21-3 dẫn nhận định của ông Tang Siew Mun, thành viên cấp cao Viện Ishak ISEAS-Yusof, cho rằng “đẩy lùi” là một từ hiếm thấy, nếu không muốn nói là chưa bao giờ được các nhà lãnh đạo Malaysia sử dụng khi nói đến các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên biển Đông.

Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein nói nếu các báo cáo Bộ Quốc phòng Malaysia nhận được cho thấy Bắc Kinh quả thật có tăng cường hiện diện quân sự và triển khai thiết bị quân sự ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) thì Malaysia phải có hành động đẩy lùi Trung Quốc.

Trong khi đó, Mỹ và Philippines đã đạt thỏa thuận cho phép Washington đóng binh sĩ và thiết bị trên 5 hòn đảo ở biển Đông - một động thái khiến Bắc Kinh phản đối gay gắt. Với thỏa thuận này, binh sĩ Mỹ sẽ đóng cách đá Vành Khăn thuộc Trường Sa khoảng 300 km về phía Đông. Bãi đá này bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép vào thập niên 1990.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo