Chưa rõ ông chủ Nhà Trắng ngụ ý gì nhưng quan điểm này có lẽ dễ hiểu, căn cứ vào chức vụ của tướng Soleimani là chỉ huy của lực lượng Quds của Iran và vai trò của ông ta trong việc phát triển tổ chức Badr ở Iraq, Hezbollah ở Lebanon và Syria, cũng như phong trào Houthi ở Yemen, trong số rất nhiều lực lượng quân sự trên khắp thế giới.
Người dân Iran ăn mừng sau khi Iran phóng tên lửa vào các căn cứ Mỹ ở Iraq trả đũa vụ Mỹ hạ sát tướng Qassem Soleimani. Ảnh: REUTERS
Tướng Soleimani được xem là tâm điểm của mạng lưới bạo lực này. Đặc biệt, nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei đã gọi ông ta là "một vị tử đạo sống động của cuộc cách mạng Hồi giáo".
Trong khi đó, lịch sử cho thấy hành động triệt hạ thủ lĩnh các tổ chức nổi dậy thường dẫn đến tình trạng bạo lực hỗn loạn hơn, đặc biệt là bạo lực chống lại thường dân. Nhiều nhóm phiến quân cũng đã ít kiềm chế hơn đối với thường dân sau khi các nhân vật cấp cao của họ bị sát hại hoặc bị giam cầm.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu tích cực cho thấy các lực lượng ủy nhiệm của Iran thời hậu Soleimani sẽ tiếp tục tránh xa dân thường, ít nhất là công dân Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, thiếu tướng Hossein Dehghan, cố vấn quân sự cấp cao của Iran, khẳng định rằng bất kỳ sự trả đũa nào của Iran đều sẽ giới hạn tại các địa điểm quân sự của Mỹ.
Thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, cũng đã cam kết kiềm chế sau vụ Mỹ giết tướng Soleimani: "Đó là quân đội Mỹ... đối tượng phải trả giá. Chúng tôi không có ý nhắm vào người dân Mỹ. Có rất nhiều thường dân Mỹ trong khu vực của chúng tôi - họ là các kỹ sư, doanh nhân, nhà báo. Chúng tôi sẽ không đụng vào họ. Đụng chạm vào bất kỳ thường dân nào ở bất cứ nơi đâu trên thế giới sẽ chỉ phục vụ cho chính sách của ông Trump".
Ông Max Abrahms, chuyên gia về khoa học chính trị người Mỹ, nhận định: Sinh thời, bản thân tướng Soleimani cũng nhận ra rằng bạo lực hàng loạt có thể gây tác dụng ngược. Ông hiểu giá trị chiến lược của việc kiềm chế bạo lực, đặc biệt là chống lại những người vô tội, trừ khi có chỉ dẫn rõ ràng khác.
Sự kiềm chế về chiến thuật này cũng cho thấy lý do vì sao các thành viên của lực lượng tinh nhuệ Quds do ông chỉ huy trong nhiều năm qua vẫn im hơi lặng tiếng.
Diễn biến mới nhất, như dư luận khắp thế giới đều đã biết, Tehran tuyên bố nhận trách nhiệm đã phóng tên lửa vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq vào sáng 8-1 (giờ địa phương).
Bình luận (0)