Thủ tướng Netanyahu khăng khăng rằng ông đã chuẩn bị để kiến tạo một nền hòa bình mang tính lịch sử nhưng không đưa ra sự nhượng bộ nào.
Đối với vấn đề Palestine, Thủ tướng Israel nhấn mạnh: “Đây là thời điểm người Palestine phải chấm dứt sự phủ nhận lịch sử. Đúng lúc Israel sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine, người Palestine cũng phải sẵn sàng công nhận nhà nước Do Thái”.
Lập trường của Thủ tướng Israel là kiên quyết phản đối triển vọng thỏa thuận cắt giảm chương trình hạt nhân của Iran sẽ cho phép nước này giữ lại một số công nghệ có tiềm năng chế tạo bom.
Ông tuyên bố tất cả những mối nguy cơ đó phải bị triệt hạ và áp lực đối với Tehran cần phải tăng lên. Điều này trái ngược với việc giảm nhẹ lệnh trừng phạt Iran theo thỏa thuận tạm thời giữa Iran với Mỹ và 5 cường quốc khác hồi tháng 11-2013.
Phát biểu tại hội nghị thường niên Ủy ban Các vấn đề công chúng Mỹ - Israel (AIPAC) một ngày sau cuộc hội đàm ở Nhà trắng, ông Netanyahu đã nhấn mạnh những khác biệt chủ yếu giữa ông và Tổng thống Barack Obama về chính sách ngoại giao hạt nhân với Iran do Mỹ đứng đầu.
Tại cuộc gặp riêng trước đó, Tổng thống Obama đã thúc ép ông Netanyahu giúp khắc phục những điểm khác biệt trong thời gian tới.
Về phần mình, ông Netanyahu đáp lại rằng ông sẽ không bao giờ thỏa hiệp về nền an ninh của Israel ngay cả khi nhà lãnh đạo nước Mỹ một lần nữa trấn an ông ta về chính sách hạt nhân đối với Iran và gây sức ép với ông ta về cuộc hòa đàm Trung Đông.
Tóm lại, chẳng có tín hiệu nào cho thấy cuộc gặp tại Nhà Trắng hôm 3-3 đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Irael
Bình luận (0)