Điều đó có nghĩa là Riyadh sắp bổ sung 2 hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới vào kho vũ khí của quân đội mình.
Quan trọng hơn là thỏa thuận chính trị mà Ả Rập Saudi thiết lập với 2 quốc gia đang là đối thủ của nhau, qua đó cho thấy khả năng hiếm có của Riyadh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Vua Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz (trái) hôm 5-10
Ảnh: KREMLIN PRESS SERVICE
Không có gì lạ khi cả Washington và Moscow đều không muốn đối tác của mình hợp tác với nước còn lại. Lầu Năm Góc từng bày tỏ quan ngại việc nhiều quốc gia được Mỹ xem là đồng minh như Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi đang mua thiết bị quân sự từ Nga.
Di sản chính trị sâu sắc và ngoại giao cân bằng, vững chắc cho phép Ả Rập Saudi đạt được thỏa thuận với 2 cường quốc mà không làm tổn hại quá nhiều đến lợi ích của mình.
Kế hoạch bán THAAD có thể được hiểu là một thông điệp chính trị của người Mỹ dành cho Riyadh, rằng họ không phản đối quan hệ đối tác của nước này với Moscow dù đây là sự đồng thuận miễn cưỡng. Riyadh rõ ràng nhận thấy việc củng cố quan hệ với Moscow không có nghĩa họ phải từ bỏ Mỹ, một đồng minh lịch sử. Mối quan hệ Riyadh - Washington sâu sắc và quan trọng hơn nhiều về mặt chiến lược.
Chuyến thăm Moscow của Vua Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz (vào đầu tháng 10) đã mở rộng cánh cửa cho quan hệ hai bên. Không ai có thể ngăn Riyadh tiếp xúc những cường quốc thế giới nhằm cải thiện các lợi ích, quan hệ đối tác và sự đầu tư. Điều này cho phép Ả Rập Saudi duy trì các liên minh và sự cân bằng hiện tại, từ đó bảo đảm an ninh và ổn định trong nước, khu vực và quốc tế.
Cho dù Ả Rập Saudi chuyển hướng sang phía Đông hoặc phía Tây, Riyadh vẫn có những công cụ chính trị và kinh tế để củng cố vị thế của mình mà không làm tổn hại đến lợi ích của các đối tác.
Bình luận (0)