xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó khăn chờ thỏa thuận hạt nhân Iran

LỤC SAN

Tổng thống Mỹ Barack Obama so sánh thỏa thuận mới đạt được giữa P5+1 và Iran với thỏa thuận giữa Mỹ và Liên Xô thời chiến tranh lạnh

Iran và nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức) ký thỏa thuận khung giới hạn chương trình hạt nhân của Tehran hôm 2-4 tại TP Lausanne - Thụy Sĩ, sau quá trình đàm phán dài hơi. Hàng trăm người dân Iran đã đổ ra đường phố Tehran để ăn mừng sự kiện mang tính lịch sử này.

Theo thỏa thuận, Iran sẽ cho ngừng hoạt động 2/3 công suất làm giàu urani của họ trong 10 năm tới, đồng thời đặt mọi chương trình về làm giàu urani dưới sự kiểm soát của quốc tế trong thời hạn 25 năm. Đổi lại, Mỹ và EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt sau khi Tehran thực hiện các thỏa thuận đạt được. Hai bên dự định đạt thỏa thuận cuối cùng về vấn đề này trước ngày 30-6.

 

Người dân Iran xuống đường ăn mừng thỏa thuận đạt được với nhóm P5+1 ngay trong đêm 2-4Ảnh: AP

Người dân Iran xuống đường ăn mừng thỏa thuận đạt được với nhóm P5+1 ngay trong đêm 2-4

Ảnh: AP

 

Dư luận thế giới nhìn chung là hoan nghênh. Ủy viên đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini nhận định nhóm P5+1 và Iran đã đặt nền tảng cho một kế hoạch toàn diện tương lai nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Trong khi đó, Сhủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz đánh giá thỏa thuận ở Lausanne là đóng góp quan trọng cho an ninh thế giới.

Trái lại, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu than phiền thỏa thuận trên đe dọa sự tồn tại của Israel trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đáp lại, ông chủ Nhà Trắng trấn an đây không chỉ là thỏa thuận mang tính “lịch sử” mà còn là “lựa chọn” tốt nhất cho Tel Aviv bởi nó sẽ áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt đối với chương trình hạt nhân Iran trong thập kỷ tới, đồng thời mở ra cơ hội đi đến thỏa thuận vững chắc nhằm ngăn Iran bước vào con đường chế tạo bom hạt nhân.

“Iran sẽ đối mặt với nhiều cuộc thanh sát hơn bất kỳ nước nào. Nếu Iran có ý lừa dối thì thế giới sẽ biết rõ” - ông Obama khẳng định. Ông so sánh thỏa thuận khung mới đạt được với thỏa thuận giữa Mỹ và Liên Xô thời chiến tranh lạnh: Tuy không tiêu hủy mọi mối đe dọa nhưng làm cho thế giới này an ninh hơn. Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 3-4 tuyên bố Tehran sẽ tôn trọng thỏa thuận ban đầu này với điều kiện các bên liên quan cũng hành động tương tự.

Bộ Ngoại giao Nga cũng hoan nghênh thỏa thuận khung, cho rằng đây là động thái công nhận “quyền vô điềđộng thái này sẽ tác động tích cực lên tình hình an ninh tại Trung Đông, trong đó Iran đóng vai trò chủ động hơn trong việc giải quyết các xung đột của khu vực.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov kêu gọi thế giới nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Tehran. Theo hãng tin RIA Novosti, đại biểu Duma quốc gia Nga Frants Klintsevich hôm 3-4 tuyên bố nếu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dỡ bỏ lệnh trừng phạt vũ khí đối với Iran, Nga có thể nối lại việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho nước này.

Bất chấp sự lạc quan nói trên, tại Mỹ, giới phân tích nhận định ông Obama sẽ đối mặt thách thức không nhỏ trong nỗ lực ngăn quốc hội “phá hoại” thỏa thuận vừa đạt được cũng như các cuộc đàm phán tiếp theo. “Diễn biến này đáng khích lệ nhưng khó khăn vẫn còn nằm ở việc tìm tiếng nói chung về các chi tiết của thỏa thuận cuối cùng” - ông Edwin Lyman, chuyên gia về hạt nhân của Mỹ, nhận định. Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, phe Cộng hòa vẫn không chịu từ bỏ ý định đưa ra dự luật đòi bất kỳ thỏa thuận hạt nhân cuối cùng nào với Iran phải được quốc hội thông qua.

Ngoài ra, các nhà quan sát vẫn chia rẽ về việc liệu thỏa thuận khung nói trên có giúp dập tắt các “đám cháy” bất ổn đang lan rộng ở Trung Đông hay không. Một số hy vọng bước đi trên sẽ giúp Iran và các đối thủ ở khu vực ngồi lại tìm giải pháp cho những bất đồng. Ngược lại, có chuyên gia lo ngại nếu được dỡ bỏ trừng phạt, Iran sẽ có tiền để mua thêm vũ khí và tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở những nước đang bất ổn như Yemen, Syria…

 

Thắp lại giấc mơ xuất khẩu dầu

Thỏa thuận khung về hạt nhân của Iran được kỳ vọng giúp nước này giành lại thị phần dầu mỏ đã mất. Tuy nhiên, một số chuyên gia năng lượng nhận định điều này khó diễn ra trong tương lai gần, nhất là khi nhóm P5+1 và Iran vẫn còn vài tháng thương thảo để đạt thỏa thuận cuối cùng và phương Tây sẽ chỉ dỡ bỏ trừng phạt khi nào cảm thấy Tehran tuân thủ các điều kiện đạt được.

Nếu suôn sẻ, theo Reuters, lượng dầu xuất khẩu từ Iran sẽ chỉ tăng đáng kể sớm nhất là vào năm 2016. Chủ tịch Công ty Nghiên cứu năng lượng Rapidan, ông Bob McNally, nhận định Tehran - từng là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 5 thế giới - cần thêm thời gian để đưa “vàng đen” của mình trở lại thị trường toàn cầu.

Đây là thông tin tốt cho các thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bởi họ lo ngại sản lượng dầu của Iran tăng đột biến có thể khiến nguồn cung càng thêm thừa mứa, đẩy giá dầu trượt dốc thêm.

Phạm Nghĩa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo