Một tuần qua, các đợt phun trào của núi lửa Eyjafjallajokull ở
Thế nhưng các nhà khoa học khẳng định rằng những đám mây đen ngòm đáng sợ đó không ảnh hưởng mấy đến thời tiết hay khí hậu trái đất. Đây quả thật là tin vui so với tin tức buồn thảm tràn ngập trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong tuần qua.
Không mạnh
Núi lửa phun trào tạo ra một khối lượng lớn hỗn hợp bụi đá và thủy tinh. Đồng thời nó cũng phun ra nhiều loại khí bao gồm sulfide, sulfur dioxide, carbon monoxide, carbon dioxide và các khí khác. Trong số này, khí carbon dioxide (CO2) là chất gây hiệu ứng nhà kính làm khí hậu trái đất ấm lên.
Hỗn hợp bụi đá và thủy tinh che phủ bầu trời gây nguy hiểm cho máy bay, do đó bầu trời châu Âu đã bị đóng cửa 6 ngày vì lý do an toàn. Nó cũng tác hại đến các hệ thống sông nước. Nó rất nguy hiểm cho các đàn gia súc nếu chui vào bụng. Nó cực kỳ nguy hiểm đối với một số loài thực vật vì cản trở tiến trình quang hợp.
Tuy nhiên những tác hại trên, theo ông Liu Jiaki, Chủ tịch Hội đồng Chuyên viên hỏa sơn học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, chỉ xảy ra ngay trong vùng có núi lửa phun trào và các khu vực xung quanh.
Mây bụi tro che kín bầu trời nông trại Pall Eggert Olafsson, ở
Năm 1783 ở Iceland, một núi lửa từng tạo ra một đám mây bụi tro độc hại giết chết hơn 10.000 dân và làm thời tiết châu Âu và Bắc Mỹ trở nên lạnh lẽo khác thường. Tuy nhiên, trường hợp của núi lửa Eyjafjallajokull khác rất nhiều vì nó hoạt động không mạnh. Liệu ở các nơi khác, nó có hại cho sức khỏe con người hay làm thay đổi thời tiết và khí hậu trái đất hay không?
Ông Liu cho rằng không có ảnh hưởng lớn bởi lý do sau đây. Theo cường độ phun trào của núi lửa thì đợt phun trào ở Eyjafjallajokull không mạnh. Nó chỉ ở cấp độ 3/10, nghĩa là chỉ ở cấp độ trung bình. Nhưng tại sao nó tạo ra những đám mây nhìn đáng sợ hơn các núi lửa khác?
Khí CO2 không nhiều
Không giống như các “anh em” ở Nhật Bản,
Vì vậy nham thạch, khí và bụi tro do núi lửa phun trào hòa lẫn với nước của băng tuyết tạo ra những tiếng nổ như bom và hơi nước đưa hỗn hợp khí, bụi tro lên cao thành những đám mây khổng lồ đen ngòm bay tận đến nước Anh.
Theo bà Cindy Werner, chuyên viên phân tích thuộc Cơ quan Khảo sát địa lý Mỹ (USGS), hoạt động của núi lửa nói trên không tạo ra khối lượng khí CO2 lớn đủ để làm biến đổi khí hậu thế giới.
Thật vậy, theo hình ảnh chụp được từ vệ tinh, núi lửa Eyjafjallajokull chỉ phun ra mỗi ngày khoảng 10.000 tấn khí CO2, tương đương với khí thải của 2.000 chiếc xe hơi/năm. Con số này không đáng kể bởi so với những vụ phun trào lớn hơn. Năm 1991, núi lửa Pinatubo ở
Mối quan tâm lớn nhất của các nhà khoa học là khối lượng khí sulfur dioxide (SO2) thường nhiều hơn khí CO2. Loại khí này làm thời tiết lạnh hơn chứ không phải nóng hơn.
Khi núi lửa hoạt động, các phân tử li ti - gọi là aerosol - mà nó phun ra tạo ra “hiệu ứng ô dù” ngăn cản năng lượng mặt trời không đến mặt đất. Hậu quả là thời tiết trở nên lạnh hơn, mưa nhiều hơn bình thường. Năm 1991, núi lửa Pinatubo từng tạo ra một đám mây khí SO2 lan tỏa khắp thế giới, làm khí hậu trái đất hạ xuống 0,5 độ C.
Aerosol cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu nếu nó tồn tại cả năm trời trên tầng bình lưu (12.000 m). Nhưng trong trường hợp của núi lửa
Giáo sư Anja Schmidt, công tác ở phân khoa Trái đất và Môi trường của Trường Đại học Leed (Anh), cho biết đám mây núi lửa Eyjafjallajokull chỉ cao 7.000 m, tức thấp hơn tầng bình lưu. Mưa sẽ làm aerosol rơi xuống đất trong vài ngày hoặc vài tuần cho nên chẳng có gì đáng lo.
Bà Anja nhấn mạnh: “Nó chỉ có thể ảnh hưởng đến ngành hàng không dân dụng nhưng không đủ cao để ảnh hưởng lớn đến hệ thống khí hậu trái đất”.
Bầu trời xanh hơn
Theo tính toán của tiến sĩ Mike Burton thuộc Học viện Quốc gia về địa lý và núi lửa Ý, ngay cả những lúc phun trào khí CO2 lớn nhất, khoảng 200.000 tấn/ngày, con số này cũng chỉ bằng 1/1.000 tổng số khí thải CO2 của hoạt động con người, bao gồm xe cộ chạy bằng xăng dầu, phá rừng, nông nghiệp...
So với hoạt động của ngành hàng không thế giới thì khối lượng CO2 mà núi lửa nói trên phun ra cũng ít hơn. Theo tính toán của Cơ quan Môi trường châu Âu, mỗi ngày trung bình ngành hàng không thải ra 400.000 tấn CO2. Trong 6 ngày cấm bay ở châu Âu, con số này giảm xuống hơn phân nửa nhưng vẫn còn nhiều hơn núi lửa
Nói một cách nào đó, các đợt phun trào của núi lửa Eyjafjallajokull xem ra có lợi cho nhân loại trong 6 ngày đóng cửa bầu trời châu Âu về mặt biến đổi khí hậu. Nó giúp cho bầu trời đỡ bị ô nhiễm hơn.
Bà Carol Ann Duffy, nhà thơ từng đoạt giải thơ Anh Quốc, đã viết: “Bầu trời nước Anh sạch như một phiến đá trắng, trên đó tôi có thể viết tuổi thơ của tôi”.
Các nhà khoa học dùng từ ngữ nôm na hơn: “Không có máy bay, bầu trời trong xanh hơn” như phát biểu của giáo sư Chris Marchant thuộc Trường Đại học
Nói chung, các nhà khoa học thở phào. Hiện tượng núi lửa Eyjafjallajokull không làm đảo lộn cả thế giới. Nó không phải là Pinatubo, Krakatoa hay Toba từng bùng nổ cách đây 70.000 năm khiến trái đất chìm sâu trong băng giá suốt 6 năm.
Bình luận (0)