Ngày 21-4, tất cả các sân bay Anh đã được phép mở cửa tạo niềm vui không thể tả cho du khách Anh mắc kẹt ở châu Âu và các châu lục khác trong tình trạng hết tiền, tinh thần mệt mỏi trong 6 ngày qua.
Rất nhiều người Anh oán trách Chính phủ Anh “bỏ mặc họ” để cho các hãng máy bay, khách sạn và ngân hàng “tham lam như quỷ” tha hồ làm khổ họ. Giá vé máy bay, giá mướn xe hơi tự lái, giá phòng khách sạn, tất cả đều tăng gấp ba, bốn lần. Họ vay tiền ngân hàng cũng không được.
Nhật báo Daily Mail ngày 21-4 cho biết mặc dù chính phủ bãi bỏ lệnh cấm bay ra vào nước Anh kể từ 22 giờ ngày 20-4, rất nhiều hành khách Anh không biết họ có thể trở về nhà khi nào và như thế nào.
Bức xúc nhất có lẽ là những người Anh từ các nơi đổ xô về cảng biển Santander, ở miền Bắc Tây Ban Nha, với hy vọng được tàu chiến Anh chở về miễn phí.
Những người Anh may mắn về đến cảng
Hành khách ưu tiên
Chiến hạm HMS Albion, một trong ba tàu chiến được Thủ tướng Gordon Brown biệt phái đi giải cứu du khách Anh mắc kẹt ở châu Âu, cập bến
Chiếc máy bay chở họ thay vì bay đến Anh đã phải chuyển hướng sang
Sau khi đưa 400 lính lên tàu, thuyền trưởng ra lệnh chở thêm 200 du khách Anh thuộc diện ưu tiên. Đó là học sinh, phụ nữ mang thai và những người sức khỏe yếu vì mắc bệnh mãn tính cần được đưa về trước.
Vấn đề đặt ra là các du khách Anh mắc kẹt ở châu Âu không được thông tin đầy đủ về nhiệm vụ của chiến hạm HMS Albion. Họ chỉ nghe được thông tin có tàu đón ở cảng
Cho nên khi thuyền trưởng Chris Wait thông báo tàu chỉ chở thêm 200 người thuộc diện ưu tiên thì 310 người có mặt từ sáng sớm ở bến cảng nháo nhào phản đối. “Ưu tiên là sao?”.
Denis Ryan, 51 tuổi, quê ở Greenwich, Đông Nam London, đến cảng Santander lúc 1 giờ sau khi đi xe lửa và xe buýt suốt 36 giờ từ Malaga phẫn uất: “(Thủ tướng) Gordon Brown nói trên truyền hình rằng ông ta phái chiếc tàu này đến đây để chở chúng tôi về nhà.
(Ngoại trưởng) David Miliband cũng nói như vậy. Chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi kinh khủng để rồi phát hiện chỉ có một số ít người được phép lên tàu. Tôi thật không hiểu tại sao họ bảo chúng tôi đến đây?”
Trong số những người may mắn được lên tàu có cha của thị trưởng London Stanley Johson, 69 tuổi. Vợ chồng nhà
Chính phủ Anh nói có ba tàu chiến rước họ ở Tây Ban Nha và Pháp nhưng thật sự chỉ có chiếc Albion đến
Theo các chuyên gia, chiếc HMS Ark Royal có thể chở 1.000 khách dân sự và chiếc HMS Ocean có thể chở gấp đôi.
Theo tính toán ban đầu, mỗi chiếc cần 3 giờ để tới các bến cảng Pháp, 1 giờ để hành khách lên tàu. Một ngày mỗi chiếc có thể thực hiện được ba chuyến.
Như vậy, cả hai chiếc có thể chở 9.000 người mỗi ngày trong số 120.000 người cần về nhà. Nhưng đây chỉ là kế hoạch trên giấy. Như đã nói không hiểu tại sao đến ngày 21-4, chẳng có chiếc nào cập bến cảng Pháp.
Phung phí
Trong khi đó, các công ty tàu phà chở khách từ Anh qua Pháp và ngược lại chỉ trích “hạm đội Gordon” - họ gọi các tàu chiến nói trên như vậy - là một “động tác” phung phí. Theo họ, phà của các công ty thừa sức chở du khách Anh về nước, không cần đến sự trợ giúp của hải quân Anh.
William Gibbon, Giám đốc PSA - một tổ chức vận chuyển hành khách bằng đường biển Anh - nhận xét: “Tôi không nghĩ rằng tàu chiến được sử dụng một cách khôn ngoan trong trường hợp này. Hình như mọi việc diễn ra một cách hấp tấp. Không ai tham khảo ý kiến chúng tôi cả. Trên thực tế, các bến phà không bị quá tải hơn những ngày cao điểm hè”.
Tim Fish, một nhà phân tích về giao thông đường biển của tạp chí Jane, cũng nghi ngờ hiệu quả chở khách dân sự của tàu chiến Anh: “Tàu chiến rất lớn nhưng dùng nó như tàu phà thì thật là lạ. Chúng không có tiện nghi chở khách. Vì không phải là tàu phà nên thời gian cho khách lên hoặc xuống tàu là rất dài”.
Đại sứ Anh tại
Các công ty tàu phà chở khách qua eo biển Channel cho rằng đáng lẽ ra hai chiếc HMS Ark Royal và HMS Ocean phải đến Santander vì ở đó có đông người Anh đi du lịch ở các châu khác về tới đó rồi
mắc kẹt.
Người Pháp hại người Anh
Không được tàu HMS Albion rước, hàng ngàn du khách Anh mắc kẹt ở Tây Ban Nha vội vã mua vé tàu qua miền Nam nước Pháp. Tại đây, họ có thể mua vé tàu đi Paris để kiếm vé tàu Eurostar từ
Thế nhưng, từ đầu tuần này, công nhân công ty tàu lửa Pháp SNCF đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Sự cố “họa vô đơn chí” này khiến du khách Anh mắc kẹt ở miền
Kỳ tới: Tệ hại hơn sự kiện 11-9
Bình luận (0)