Nếu được thông qua, luật này sẽ chấm dứt hoặc cắt giảm hỗ trợ nước ngoài dành cho những nước bỏ rơi Đài Loan.
Từ khi bà Thái Anh Văn lên lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016, ngoài El Salvador còn có 4 nước khác quay lưng với hòn đảo này, gồm Burkina Faso, Cộng hòa Dominica, Panama, Sao Tome và Principe. Hiện họ chỉ còn quan hệ ngoại giao với 17 quốc gia, hầu hết đều nhỏ bé.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn (phải) tiếp ông Medardo González, Tổng Thư ký đảng cầm quyền của El Salvador, tại Bắc Kinh hồi cuối tháng 8 Ảnh: REUTERS
Bù lại cho việc mất mát đồng minh, Đài Loan lại nhận được sự hậu thuẫn của đồng minh mạnh nhất là Mỹ (dù không có quan hệ ngoại giao chính thức). Nước này nhanh chóng chỉ trích và dọa "đánh giá lại quan hệ" với El Salvador. Mối quan hệ lâu năm giữa San Salvador và Washington vốn xuống dốc mấy tháng gần đây sau các chính sách nhập cư khắc nghiệt của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Tại Mỹ ước tính có 2 triệu người nhập cư El Salvador.
Rõ ràng El Salvador phải được (Bắc Kinh) hứa hẹn những lợi ích lớn hơn hẳn so với những gì họ nhận từ Mỹ và Đài Loan. Một số nhà phân tích phỏng đoán đó có thể là dự án cảng La Union (trị giá 4 tỉ USD) và một đặc khu kinh tế 23 tỉ USD. Chưa hết, Trung Quốc cam kết cho các nước Mỹ Latin và Caribe vay 150 tỉ USD từ năm 2005 (tuy chưa rõ Bắc Kinh đã thực sự chi bao nhiêu).
Trong khi đó, Washington chỉ định hỗ trợ El Salvador vỏn vẹn 45,7 triệu USD trong năm 2019. Về phần mình, tuy Đài Loan thường giữ kín các khoản viện trợ cam kết với đồng minh song giới chuyên gia cho rằng số tiền ấy thường không bõ bèn gì nếu so với Trung Quốc. Ví dụ, Đài Loan hứa viện trợ 60 triệu USD cho Belize năm 2017 và trao 174 triệu USD cho 6 đồng minh ở Thái Bình Dương trong giai đoạn 2011-2016. Những khoản tiền này chủ yếu là hỗ trợ tài chính và đều thông qua Quỹ Hợp tác và Phát triển quốc tế của Đài Loan (với số tiền tối đa là 519 triệu USD).
Bình luận (0)