xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khủng hoảng khí đốt chưa đáng lo ngại

Xuân Mai

Giá khí đốt tăng cao kỷ lục ở châu Âu và châu Á do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng nó sẽ không kéo dài

Chuyên gia lý giải sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt năm nay đến từ nhiều yếu tố, từ sản lượng thủy điện thấp ở Mỹ Latin do ảnh hưởng của hạn hán đến nhu cầu về năng lượng rất lớn ở nhiều nơi.

Thiếu hụt chỉ là ngắn hạn

Các nhà phân tích dự báo nguồn cung khí đốt tự nhiên sẽ tăng dần trong những năm tới trước khi tăng vọt vào năm 2025. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn chia rẽ về việc liệu nhu cầu có tiếp tục vượt nguồn cung trong những năm tới hay không.

Ông Richard Gorry, Giám đốc điều hành của Công ty Phân tích JBC Energy Asia, cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt hiện tại có thể sẽ lặp lại trong tương lai. Ông Gorry nói với đài CNBC: "Cuộc khủng hoảng sẽ tái diễn trong vòng 3 hoặc 4 năm tới, đơn giản vì chúng ta không có nhiều nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên mới cho thị trường trong giai đoạn đó".

Nhu cầu khí đốt tăng khá nhanh trong bối cảnh nhiều quốc gia nỗ lực chuyển từ than đá và dầu sang các loại năng lượng sạch hơn. Khí tự nhiên ít gây ô nhiễm hơn các loại nhiên liệu truyền thống khác. Ông Gorry lập luận điều đó đồng nghĩa với việc thế giới không có đủ khí đốt và nguồn cung sẽ rất eo hẹp trong 3 năm tới.

Nghĩ khác, ông Gavin Thompson, Phó Chủ tịch phụ trách năng lượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Wood Mackenzie (Anh), cho rằng tình trạng thiếu khí đốt cũng không gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng khác vì thế giới có thể quay lại sử dụng than đá và dầu. Cụ thể, trong nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu điện của mình, Anh đã cho hoạt động một nhà máy nhiệt điện than cũ hồi tháng 9.

Trong khi đó, chuyên gia James Whistler tại Công ty Simpson Spence Young (SSY) ở Singapore hôm 27-10 cho rằng không có chuyện thế giới sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng trong 3 năm tới. Theo ông Whistler, đây là vấn đề ngắn hạn, khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau, giá cả sẽ ổn định trở lại.

Khủng hoảng khí đốt chưa đáng lo ngại - Ảnh 1.

Bồn chứa khí tự nhiên hóa lỏng tại bến tiếp nhận ở TP Thiên Tân - Trung Quốc. Ảnh: REUTERS

Tỏ ra lạc quan hơn, ông Anthony Yuen, người đứng đầu chiến lược năng lượng toàn cầu tại Tập đoàn Citigroup, nhận định nguồn cung khí đốt trong những năm tới sẽ đáp ứng đủ nhu cầu.

Ông Yuen lưu ý rằng các cảng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn sẽ đi vào hoạt động và sản lượng dự kiến sẽ tăng ở châu Âu, Nga và Trung Quốc.

Ông Yuen dự báo giá sẽ có xu hướng thấp hơn sau mùa đông năm nay và sau đó sẽ giảm nhiều hơn nữa vào năm 2025 khi một số khu vực xuất khẩu LNG đi vào hoạt động.

Trong bối cảnh giá khí đốt tự nhiên tăng vọt khắp thế giới, châu Âu và châu Á đang phải mua khí đốt tự nhiên với mức giá cao hơn gần 6 lần so với Mỹ. Trên thị trường New York hôm 26-10, giá khí đốt Henry Hub - một trung tâm khí đốt lớn ở Mỹ - giao ngay kết thúc phiên ở mức 5,88 USD/1 triệu đơn vị nhiệt Anh (BTU), tăng hơn gấp đôi tính từ đầu năm đến nay.

Theo tờ Nikkei Asia, giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ có lúc chạm mốc 6,46 USD hôm 6-10, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 2014. Trong khi nhu cầu sử dụng máy điều hòa nhiệt độ tăng cao trong hè, hoạt động sản xuất tại một số nơi ở Mỹ vẫn đình trệ do ảnh hưởng bão và dù giá đã tăng hơn trước, giá khí tự nhiên của Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với thế giới.

Chênh lệch giá cao

Tại thị trường châu Âu, chỉ số giá khí đốt đã tăng gấp 6 lần trong vòng một năm, chạm mức tương đương 170 USD/thùng (tính theo khung giá dầu thô).

Một trong những yếu tố tác động là do nguồn cung đình trệ từ Nga gây ra tình trạng thiếu hụt trong các kho lưu trữ ở châu Âu. Tại châu Á, giá khí đốt hóa lỏng giao ngay ở mức tương đương 200 USD/thùng, tăng gấp 5 lần so với một năm trước.

Trong khi đó, khí đốt tự nhiên tại Mỹ vẫn dao động quanh mức 35 USD/thùng. Giá khí đốt ở Mỹ tăng tương đối ít là do khối lượng xuất khẩu LNG tại nước này còn hạn chế, nguyên nhân là giới hạn về năng lực sản xuất. Điều này đã bao bọc thị trường của Mỹ trước tác động của nhu cầu từ châu Á và châu Âu.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tổng công suất các nhà máy hóa lỏng ở Mỹ, nơi khí tự nhiên được chuyển hóa thành chất lỏng để vận chuyển, là hơn 305 triệu m3/ngày. Tuy con số này tăng gấp 3 trong 3 năm qua, khí LNG chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ.

Cơn bùng nổ khai thác dầu khí bằng kỹ thuật thủy lực đã biến Mỹ trở thành nước xuất siêu LNG trong năm 2016. Xuất khẩu LNG trong 7 tháng đầu năm của Mỹ tăng 50% so với cùng kỳ năm trước đó, đạt mức hơn 56 tỉ m3. Kim ngạch xuất khẩu khí đốt của Mỹ trong tháng 7 đạt khoảng 90% công suất.

Nhiều chuyên gia cho rằng các nhà máy hóa lỏng của Mỹ về cơ bản đang hoạt động hết công suất nếu xét đến việc sửa chữa và bảo trì.

Theo hãng nghiên cứu Wood Mackenzie (Mỹ), công suất hóa lỏng tại nước này ước tính tăng hơn 20% cho đến cuối năm 2022. Sự mở rộng nói trên sẽ bao gồm những cơ sở mới đi vào hoạt động trước cuối năm nay nhưng việc này dự kiến không làm tăng đáng kể tốc độ xuất khẩu.

Ông Hiroshi Hashimoto, chuyên gia phân tích cấp cao thuộc Viện Kinh tế Năng lượng (Nhật Bản), lập luận Mỹ có thể tự đáp ứng mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên nội địa bằng sản xuất trong nước với giá thị trường ít bị biến động hơn so với các khu vực khác.

Giá năng lượng tăng tại Mỹ đã khiến các hộ gia đình phải chịu hóa đơn điện và khí đốt cao hơn. Tuy nhiên, mức độ tác động chưa nghiêm trọng như tại châu Âu, nơi đang gặp rủi ro hết năng lượng tồn kho hoặc như Trung Quốc, quốc gia đang gặp tình trạng thiếu hụt điện. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo