Tuy nhiên, nỗ lực của thủ tướng Nhật có thể thất bại nếu ông xem nhẹ ý kiến công chúng. Khảo sát của báo Asahi trong tháng này cho thấy 37% người được hỏi ủng hộ ý định sửa điều 9 Hiến pháp của ông Abe - bằng cách thêm vào điều khoản làm rõ tính pháp lý của Lực lượng Phòng vệ. Tuy nhiên, tỉ lệ phản đối là 40%.
Với hiến pháp hiện tại, Nhật Bản đã có thể tự vệ và hiện không có tình huống nào buộc phải chỉnh sửa hiến pháp. Lấy ví dụ, cuộc bỏ phiếu về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã chứng tỏ trưng cầu dân ý về một vấn đề gây chia rẽ công chúng sẽ chỉ hiện thực hóa sự chia rẽ đó, thậm chí có thể gây rối loạn xã hội.
Nhật Bản bây giờ đang đối mặt nhiều khó khăn như dân số giảm và thặng dư thương mại lớn. Bên cạnh sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, việc giám sát chất lượng sản phẩm sai trái mới bị phát hiện ở các công ty lớn như Kobe Steel và Nissan Motor cũng hé lộ những vấn đề bên trong lĩnh vực công nghiệp của đất nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại phiên họp của hạ viện hôm 1-11Ảnh: REUTERS
Thay vì đầu tư thời gian và năng lượng vào kế hoạch chỉnh sửa hiến pháp không cần thiết, một thủ lĩnh chính trị khôn ngoan nên bỏ công giải quyết những thách thức chính sách thực tế kia. Khi giải tán hạ viện mới đây, ông Abe tuyên bố sẽ không lùi bước trước mối đe dọa từ Triều Tiên và kêu gọi bầu cử sớm để tìm giải pháp đột phá cho cuộc khủng hoảng quốc gia này. Tuy nhiên, khủng hoảng nằm ngay bên trong đất nước.
Việc thiếu vắng một lực lượng đối lập đủ tầm cũng gây ra khủng hoảng chính trị. Thách thức cấp bách lúc này là xây dựng lại phe đối lập từ những mảnh vỡ hiện tại để có thể đối trọng với chính phủ. Đảng Dân chủ Hiến pháp Nhật Bản (CDP), được thành lập ngay trước cuộc bầu cử hạ viện sớm vừa qua, đã thu hút đủ số phiếu bầu để trở thành đảng đối lập số một hiện nay.
Việc CDP có thể phát triển lên tầm quốc gia hay không nắm giữ chìa khóa về tương lai của nền chính trị đảng phái tại Nhật.
Bình luận (0)