Tuy nhiên, kịch bản này không tính đến vũ khí hạt nhân - yếu tố chắc chắn được sử dụng nếu nổ ra cuộc chiến giữa NATO và Nga.
Nga đã phát triển một học thuyết được gọi là "xuống thang" vào năm 2000. Nói một cách đơn giản, nếu Nga đối mặt một cuộc tấn công quy mô lớn có thể đánh bại các lực lượng vũ trang thông thường của họ, Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Năm 2010, Nga sửa đổi học thuyết, cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong các tình huống "gây nguy hiểm cho sự tồn vong của đất nước".
Thiết bị quân sự Nga trong cuộc diễu hành ở Quảng trường Đỏ Ảnh: REUTERS
Cuộc nghiên cứu không cho biết chuyện gì sẽ xảy ra trong trường hợp NATO phản công. Thay vào đó, tổ chức RAND cho rằng nếu các nước Baltic thất thủ, NATO chỉ có vài lựa chọn, tất cả đều xấu: tiến hành một cuộc phản công đẫm máu và đầy rủi ro để giành lại quyền kiểm soát các nước Baltic hoặc thừa nhận thất bại tạm thời, đối mặt những hậu quả thảm họa và tình trạng không chắc chắn.
Trong trường hợp NATO phản công và tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga hoặc vượt qua biên giới nước này, Moscow có thể kết luận đất nước gặp nguy cơ sống còn, dẫn đến việc sử dụng kho vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Kho vũ khí này gần như không lớn bằng thời Liên Xô (được cho là sở hữu từ 15.000-25.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật đủ chủng loại) nhưng hiện khó xác định con số cụ thể. Dù đã giảm dần kho vũ khí phi chiến thuật kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, Nga có thể vẫn còn khoảng 4.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật, theo Cơ quan Nghiên cứu quốc hội Mỹ. Một số phân tích khác cho rằng Nga có chưa đến 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật đang hoạt động.
Bình luận (0)