xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lãng phí thực phẩm

XUÂN MAI

Khoảng 1/3 thực phẩm trên thế giới bị bỏ mỗi năm dù có đến hàng trăm triệu người thiếu ăn

Thống kê của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy khoảng 1/3 thực phẩm trên thế giới bị hư hỏng hoặc bỏ đi trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, gây thiệt hại đến 940 tỉ USD/năm. Một điều nghịch lý là cho dù nhiều thức ăn bị lãng phí nhưng vẫn có đến 800 triệu người trên thế giới đi ngủ với cái bụng đói mỗi đêm.

Mất cân bằng

Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến nỗi các nhà lãnh đạo thế giới hồi năm ngoái đặt ra mục tiêu giảm số lượng thực phẩm bị lãng phí xuống một nửa vào năm 2030. Các chuyên gia nhìn nhận bước đi này còn giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có liên quan đến nông nghiệp, hiện chiếm 20% tổng lượng khí thải loại này trên thế giới.

Khoảng 1/3 thực phẩm trên thế giới bị lãng phí mỗi năm Ảnh: Daily Mail
Khoảng 1/3 thực phẩm trên thế giới bị lãng phí mỗi năm Ảnh: Daily Mail

Tại châu Âu, tỉ lệ thực phẩm bỏ phí đang ở mức 40%, đủ để nuôi sống 200 triệu người, theo đánh giá của FAO. Ủy ban châu Âu đã kêu gọi các nước thành viên đề ra chiến lược giảm tỉ lệ lãng phí thực phẩm xuống mức 30% hoặc thấp hơn vào năm 2025. Là nước đi đầu trong vấn đề này, chính phủ Đức vào năm 2012 đã phát động chiến dịch thu hồi và phân phối những sản phẩm chuẩn bị đem đi tiêu hủy nhưng còn trong tình trạng tốt. Trong khi đó, Pháp vào năm 2015 ban hành luật cấm các siêu thị lớn tiêu hủy những thực phẩm “ế” còn dùng được. Nếu vi phạm, quản lý siêu thị có nguy cơ ngồi tù 2 năm và nộp phạt khoảng 84.000 USD.

Riêng ở Ý, khoảng 5 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm khiến kinh tế thiệt hại đến 13,4 tỉ USD, tương đương 1% GDP. Trong nỗ lực đối phó mới nhất, quốc hội Ý vừa thông qua dự luật được kỳ vọng giảm bớt 1 triệu tấn thực phẩm bỏ đi. Theo đài BBC, luật mới dỡ bỏ các rào cản hiện nay liên quan đến việc quyên góp thực phẩm cho các tổ chức từ thiện. Đây không phải là lần đầu tiên nước này có động thái liên quan đến vấn đề thực phẩm và sự đói khát. Trước đó vài tháng, Tòa án Tối cao Ý phán quyết tuyên bố việc ăn cắp một lượng thức ăn nhỏ để giúp qua cơn đói không phải là hành vi phạm tội.

Người dân, doanh nghiệp chung tay

Nỗ lực đối phó tình trạng thừa mứa thực phẩm tràn lan không chỉ đến từ nhà chức trách. Ông Carlo de Sanctis, kiến trúc sư người Ý, cùng những người bạn của mình vừa thành lập tổ chức phi lợi nhuận Equoevento (có trụ sở ở thủ đô Rome) để thu thập thức ăn chưa qua sử dụng tại các sự kiện và chuyển đến cho các tổ chức từ thiện. Cho đến nay, Equoevento đã phân phát 200.000 bữa ăn nhờ vào số thực phẩm thu được tại 400 sự kiện. “Vẫn còn nhiều người ít quan tâm đến vấn đề lãng phí thực phẩm trên thế giới. Nhiều người không lên kế hoạch ăn uống nên có quá thức ăn trong nhà họ trong khi có rất nhiều người không có gì để ăn mỗi ngày. Do đó, chúng ta cần tuyên truyền cho người dân rằng đây là một vấn đề lớn thực sự” - ông de Sanctis nói với Reuters.

Ngoài ra, ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm cách ngăn chặn nguy cơ thực phẩm bị đưa đến bãi rác và đưa chúng đến những người đang thiếu ăn. Chẳng hạn như Công ty Enviu, trụ sở ở thủ đô Nairobi - Kenya, đặt mục tiêu biến 5 tấn thực phẩm “không đủ bắt mắt để bán tại các siêu thị phương Tây” thành 78.000 bữa ăn cho các trường học mỗi ngày trong chương trình thí điểm hợp tác với Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP). Giới chuyên gia nhận định xu hướng này có thể là câu trả lời cho bài toán về hàng đống núi thực phẩm bị bỏ đi hằng ngày.

Công nghệ cao giúp sức

Nỗ lực giảm tình trạng lãng phí thực phẩm cũng lan đến kỳ Olympic đang diễn ra ở TP Rio de Janeiro - Brazil. Theo Reuters, 2 bếp trưởng nổi tiếng Massimo Bottura (người Ý) và David Hertz (người Brazil) đưa ra sáng kiến Refetto - Rio đầy tham vọng, với mục đích biến thức ăn dư thừa tại làng Olympic - ước tính 12 tấn trong hơn 20 ngày đại hội - thành 19.000 bữa ăn cho người vô gia cư ở Rio de Janeiro.

Những nỗ lực tương tự đang được tiến hành ở Anh với sự tham gia của công nghệ cao. Chẳng hạn, ứng dụng Olio giúp kết nối người sử dụng với hàng xóm và cửa hàng ở địa phương để chia sẻ thực phẩm thừa. Trong khi đó, mục tiêu của ứng dụng Too Good to Go là đưa thức ăn thừa đến tay những người đang tìm kiếm một bữa ăn giá hời. Ứng dụng này có phiên bản cho cả hệ điều hành Android và iOS, đóng vai trò như “một người trung gian”, kết nối người có nhu cầu với những nhà hàng, quán ăn nào ở gần và vẫn còn đồ ăn dư thừa vào cuối ngày. Khách hàng khi đó có thể đặt mua những món ăn ưa thích với giá giảm và đích thân đến lấy đồ ăn mang về. Ứng dụng còn có tính năng cho phép người sử dụng quyên tặng bữa ăn cho những người cần.

Kể từ khi trình làng vào đầu tháng 6, Too Good to Go đã giúp ngăn ít nhất 600 bữa ăn bị bỏ đi, theo nhà phát triển ứng dụng này. Con số có thể chưa nhiều nhưng nó là bước đi cần thiết hướng đến việc giảm thiểu tình trạng bỏ đi khoảng 15 triệu tấn thực phẩm dư thừa ở Anh mỗi năm, gây lãng phí nhiều tỉ bảng và tác động tiêu cực đến môi trường. Phương Võ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo