hông tin trên do phía Hàn Quốc công bố ngày 24-11. Theo AP, để khảo sát các đoạn đường sắt kể trên, Hàn Quốc phải vận chuyển nhiên liệu và nhiều loại hàng hóa tới Triều Tiên, bao gồm ôtô, để kiểm tra đường ray của láng giềng.
Nhà ga Dorasan trên tuyến đường sắt Gyeongui từng nối Triều Tiên và Hàn Quốc nay đã được khôi phục Ảnh: SHUTTERSTOCK
Kế hoạch hiện đại hóa hệ thống đường sắt và đường bộ lạc hậu của Triều Tiên rồi tái kết nối với phía Hàn Quốc là một trong nhiều thỏa thuận đạt được giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in. Hai miền dự kiến tổ chức lễ động thổ vào cuối năm nay nhưng ngoài khảo sát, trước mắt họ chưa thể làm gì nhiều bởi lệnh trừng phạt quốc tế do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Triều Tiên chưa chấm dứt.
Dù cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã diễn ra ở Singapore hồi tháng 6 nhưng tới nay giữa Bình Nhưỡng và Washington vẫn giẫm chân tại chỗ về thỏa thuận phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Bình Nhưỡng muốn Mỹ dỡ bỏ trừng phạt kinh tế trước khi chịu có bước tiến trong việc từ bỏ chương trình hạt nhân trong khi Mỹ muốn thấy điều ngược lại.
Trong số các biện pháp trừng phạt mà Liên Hiệp Quốc áp đặt lên Triều Tiên có cấm buôn bán các công nghệ lưỡng dụng (cả dân sự và quân sự) có thể dùng để phát triển vũ khí, các loại xe vận tải và hạn chế cho Triều Tiên nhập khẩu nhiên liệu...
Tuy nhiên, ngay cả khi Triều Tiên chịu phi hạt nhân hóa trước và được dỡ bỏ trừng phạt sau đó, các chuyên gia cũng dè dặt về hiệu quả của kế hoạch trên. Muốn nâng cấp hệ thống đường sắt được xây dựng từ đầu thế kỷ XX (cùng tàu hỏa) của Triều Tiên, có thể phải tiêu tốn tới hàng thập kỷ và hàng chục tỉ USD.
Bình luận (0)