xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lithuania chính thức dùng đồng Euro giữa lúc căng thẳng với Nga

N.Thương (theo Reuters)

(NLĐO)- Cộng hòa Lithuania đã chính thức sử dụng đồng euro từ ngày 1-1-2015 với hy vọng củng cố vị thế của mình ở châu Âu trong bối cảnh quan hệ với nước Nga láng giềng đang có những dấu hiệu gia tăng căng thẳng.

Lithuania là quốc gia đầu tiên tách khỏi Liên bang Xô Viết và tuyên bố độc lập vào năm 1990, nhưng họ lại là nước cuối cùng trong 3 nước vùng Baltic gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (sau Estonia và Latvia).

Phát biểu tại buổi lễ tuyên bố Lithuania chính thức sử dụng đồng euro, ông Rimantas Sadzius, Bộ trưởng Bộ Tài chính, cho biết: “Tôi nghĩ rằng tôi và mọi người đều cảm thấy buồn khi đồng litas đã phục vụ chúng ta trong hơn 2 thập kỷ nay trở thành lịch sử, nhưng chúng ta phải tiến về phía trước”.

ông Rimantas Sadzius, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Lithuania phát biểu tại buổi lễ tuyên bố chuyển đổi đồng tiền. Ảnh: Reuters

ông Rimantas Sadzius, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Lithuania phát biểu tại buổi lễ tuyên bố chuyển đổi đồng tiền. Ảnh: Reuters

Việc chuyển đổi đồng tiền tại Lithuania vẫn đang gây băn khoăn và chưa có được sự thống nhất từ người dân. Kết quả một cuộc khảo sát dư luận gần đây cho thấy một nửa trong số 3 triệu người dân Lithuania vẫn không cho rằng việc bỏ đồng litas dùng đồng euro là một ý kiến hay. Hơn nữa, vẫn có 2/3 dân số lo sợ rằng Lithuania sẽ đánh mất một phần bản sắc khi chuyển sang dùng euro.

Thủ tướng Lithuania, ông Algirdas Butkevicius, đã trở thành người Lithuania đầu tiên rút một tờ 10 euro từ máy rút tiền tự động. Ông cho rằng đồng euro giúp Lithuania đảm bảo cả an ninh chính trị và kinh tế. Chính phủ Lithuania cũng hy vọng rằng với việc trở thành thành viên thứ 19 của khu vực đồng tiền chung châu Âu, thương mại của Lithuania sẽ có điều kiện phát triển, giảm chi phí đi vay và nền kinh tế có thể khôi phục sau khi từng bị thâm hụt ngân sách đến 15% vào năm 2009, lúc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên đỉnh điểm.

Trong khi đó, ông Vitas Vasiliauskas, thống đốc ngân hàng trung ương Lithuania, lại nhấn mạnh tầm quan trọng về “địa lý chính trị” của việc chuyển đổi đồng tiền và cho rằng động thái này sẽ đặt Lithuania - quốc gia từng thuộc Liên Xô trước đây- vào khu vực từng được xem là “Tây Âu”. Ông phát biểu với hãng thông tấn Reuters: “Bạn sống ở nơi mà bạn sống và bạn phải luôn ghi nhớ điều đó”.

 

Thống đốc ngân hàng trung ương Vitas Vasiliauskas, Bộ trưởng tài chính Rimantas Sadzius và Thủ tướng Algirdas Butkevicius cùng cầm những tờ tiền 10 euro tại buổi lễ hôm 1-1. Ảnh: Reuters

Thống đốc ngân hàng trung ương Vitas Vasiliauskas, Bộ trưởng Tài chính Rimantas Sadzius và Thủ tướng Algirdas Butkevicius cùng cầm những tờ 10 euro tại buổi lễ hôm 1-1. Ảnh: Reuters

Vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó có việc sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga, đã làm bùng lên những căng thẳng và lo sợ tại các quốc gia vùng Baltic, trong đó có Lithuania. Tại các nước Baltic cũng có những cộng đồng người Nga sinh sống, do đó họ cũng có tâm lý lo sợ sẽ trở thành vùng tiếp theo bị sáp nhập Nga. Hồi tháng 12-2014, Nga từng bất ngờ tổ chức tập trận quân sự quy mô ở Kaliningrad (vùng đất của Nga giáp biên giới với Lithuania) với 9.000 binh sĩ và 55 tàu chiến.

Bất chấp những căng thẳng chính trị, xếp hạng tín dụng tại Lithuania hiện nay khá khả quan và hãng đánh giá tín nhiệm tín dụng Fitch kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ tăng thêm 3,5% trong năm 2015, nhanh gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng cả khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo