Dù không phải là một bên trong tranh chấp biển Đông nhưng Indonesia lâu nay phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển quanh quần đảo Natuna. Lo ngại Bắc Kinh, Jakarta đã cho tăng cường tập trận, tuần tra tại khu vực này.
Vài tuần trước đó, Indonesia tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến giờ ở ngoài khơi Natuna.
Ngoài ra, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố sẽ tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng, hiện đại hóa khí tài quân sự. Kể từ khi ông Widodo lên nắm quyền, chi tiêu quốc phòng của Indonesia đã tăng khoảng 26%.
Tuy được Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí từ hơn 1 thập kỷ nhưng Indonesia vẫn chưa thực hiện được mong muốn hàng đầu: một phi đội bay phản lực hiện đại thay thế cho chiến đấu cơ Northrop F-5 lỗi thời.
Bức ảnh tiêm kích Sukhoi tại triển lãm quốc phòng Indo Defence Expo ở Jakarta hôm 2-11. Ảnh: Reuters
Indonesia hiện đang đàm phán mua tiêm kích Sukhoi Su-35 của Nga. Trong số những ứng viên thay thế tiềm tàng có chiến đấu cơ của các công ty Saab (Thụy Điển), Lockheed Martin (Mỹ)...
Không chỉ mua vũ khí, Indonesia còn chi tiêu vào việc học hỏi kỹ năng quốc phòng thông qua các thỏa thuận hợp tác và liên kết. Nổi bật trong đó là một thỏa thuận với Hàn Quốc để phát triển một chương trình máy bay chiến đấu tầm trung, ước tính có chi phí khoảng 8 tỉ USD.
Công ty Korea Aerospace Industries (Hàn Quốc) tuần này tuyên bố đang hợp tác với Công ty hàng không vũ trụ nhà nước Dirgantara Indonesia (PTDI)để phát triển chương trình máy bay không người lái phục vụ mục đích giám sát. Công ty quốc phòng Thales (Pháp) cũng cho biết nhận được sự quan tâm của Indonesia đối với các sản phẩm của mình.
Indonesia cũng đang nỗ lực nâng cấp trực thăng khi đặt mua 8 chiếc AH-64E Apache.
“Khả năng giám sát hàng hải và trinh sát đang thu hút nhiều quan tâm khắp thế giới và chúng tôi cũng thấy điều tương tự ở các quốc gia Đông Nam Á” – phát ngôn viên cho hãng Boeing (Mỹ) nhận định.
Đại diện của một công ty sản xuất vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu xe tăng tại triển lãm. Ảnh: Reuters
Bình luận (0)