xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật an ninh của Trung Quốc “mơ hồ”

Hoàng Phương

Những hoạt động và tài sản của Bắc Kinh ngoài không gian, dưới biển sâu và ở các vùng cực cũng được đưa vào luật an ninh quốc gia mới

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 1-7 đã thông qua luật an ninh quốc gia mới, bao trùm mọi lĩnh vực, từ chủ quyền lãnh thổ, an ninh mạng cho đến không gian, đại dương và các vùng cực.

Sau khi được Chủ tịch Tập Cận Bình ký ban hành, luật mới này sẽ thay thế luật hiện hành có hiệu lực từ năm 1993, thời điểm Bắc Kinh chưa phải đau đầu vì một loạt thách thức như giám sát internet, do thám mạng và an toàn thực phẩm.

Còn chung chung…

Theo Tân Hoa Xã, luật mới sẽ “phủ sóng” một loạt lĩnh vực như kinh tế, quân sự, tài chính, khoa học, công nghệ, văn hóa, tôn giáo, xã hội, toàn vẹn lãnh thổ, môi trường, giáo dục… Những hoạt động và tài sản của Trung Quốc ngoài không gian, dưới biển sâu và ở các vùng cực cũng được đưa vào luật.

Chưa hết, một hệ thống và các cơ chế liên quan sẽ được thành lập để kiểm duyệt những gì có hoặc có thể tác động đến an ninh quốc gia, như đầu tư nước ngoài, vật liệu đặc biệt, công nghệ chủ chốt, mạng, sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin…

Một điểm đáng chú ý là luật không cung cấp nhiều chi tiết về những nội dung như hình phạt dành cho người vi phạm hoặc định nghĩa hành động nào bị xem là đe dọa an ninh quốc gia…

 

Những hoạt động của Trung Quốc dưới biển sâu cũng được đưa vào luật an ninh quốc gia mới. Trong ảnh: Tàu ngầm Giao Long của Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương vào đầu năm nay.Ảnh: Tân Hoa Xã
Những hoạt động của Trung Quốc dưới biển sâu cũng được đưa vào luật an ninh quốc gia mới. Trong ảnh: Tàu ngầm Giao Long của Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương vào đầu năm nay.Ảnh: Tân Hoa Xã

 

Một số người lo ngại luật trên có phạm vi bao phủ quá rộng trong bối cảnh Trung Quốc không che giấu tham vọng bành trướng khắp thế giới.

Đáp lại, bà Trịnh Thư Na, Phó Chủ tịch Ủy ban Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tuyên bố tại cuộc họp báo sau khi luật được thông qua: “Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường phát triển hòa bình nhưng sẽ không từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình và chắc chắn không hy sinh lợi ích cốt lõi của đất nước”.

Sự an toàn của lãnh hải và không phận thuộc số “lợi ích cốt lõi” nên Trung Quốc sẽ sử dụng “tất cả biện pháp cần thiết” để bảo vệ, theo nội dung luật an ninh mới. Lời lẽ này có thể khiến cộng đồng quốc tế thêm lo ngại giữa lúc hoạt động xây đảo trái phép của Bắc Kinh ở biển Đông khiến khu vực thêm căng thẳng.

… và gây tranh cãi

Những quy định liên quan đến “chủ quyền trên không gian ảo” là phần nội dung quan trọng nhưng cũng gây không ít tranh cãi của luật mới. Cụ thể, Trung Quốc đặt mục tiêu làm cho mọi hạ tầng mạng và hệ thống thông tin chủ chốt “an toàn và có thể kiểm soát được”.

Tuy nhiên, theo Reuters, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà ngoại giao nước ngoài chỉ trích nội dung này rất “mơ hồ”, mở đường cho cơ quan chức năng kiểm tra công ty công nghệ nước ngoài làm sản phẩm ở Trung Quốc, từ đó buộc họ tiết lộ công nghệ của mình.

Một nỗi lo khác là Bắc Kinh sẽ ngăn các công ty nhà nước và quân đội sử dụng công nghệ do nước ngoài sản xuất. Một nguồn tin tiết lộ với hãng tin Bloomberg rằng nước này đang tìm cách phát triển công nghệ “cây nhà lá vườn” dùng trong quân đội, lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan chính phủ chủ chốt vào năm 2020.

Bà Trịnh một lần nữa bác bỏ những lo ngại trên, đồng thời nhấn mạnh Bắc Kinh “hoan nghênh doanh nghiệp của mọi nước tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc và cung cấp các dịch vụ hợp pháp”. Theo bà, luật mới đóng vai trò quan trọng trước “các thách thức an ninh ngày một nghiêm trọng” bằng cách cung cấp nền tảng pháp lý cho việc quản lý internet trên lãnh thổ Trung Quốc cũng như chống lại các hoạt động phá hoại an ninh mạng ở đây.

Phát biểu này được đưa ra sau khi Mỹ tăng sức ép để Trung Quốc chấm dứt “hành động tấn công mạng và ăn cắp bí mật quốc gia” nhằm vào doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Mỹ - cáo buộc mà Bắc Kinh luôn bác bỏ. Trung Quốc thậm chí cho rằng họ mới là nạn nhân lớn nhất của tình trạng do thám trên mạng và gián điệp doanh nghiệp.

Ngoài luật trên, các chính phủ, tổ chức doanh nghiệp và nhóm xã hội dân sự nước ngoài còn không yên tâm về 2 dự luật nhiều khả năng cũng được sớm thông qua ở Trung Quốc: dự luật chống khủng bố và dự luật để Bộ Công an kiểm soát các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo