xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga lo Trung Quốc “bóc lột” đất

Thu Hằng

Duma quốc gia (Hạ viện) Nga hôm 1-7 giao các ủy ban liên quan phân tích tính hợp pháp của thỏa thuận cho nhà đầu tư Trung Quốc thuê 115.000 ha đất nông nghiệp của vùng lãnh thổ Zabaikal.

Khu vực này nằm ở vùng Viễn Đông Nga, có biên giới với tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc.

Tranh cãi nảy lửa đã bùng nổ ở Nga sau khi Zabaikal hé lộ kế hoạch chuẩn bị giao đất cho Công ty Đầu tư Tài nguyên Zole (ZRI) của Trung Quốc với thời hạn thuê 49 năm. Theo thỏa thuận ban đầu, nếu dự án thành công, vùng đất chuyển giao có thể được mở rộng tới 200.000 ha.

 

Chuyên gia nông nghiệp Nga Ivan Starikov cho biết đã có một số trường hợp người Trung Quốc “vắt kiệt” những mảnh đất thuê tại một số khu vực ở 
Liên bang NgaẢnh: Lori/Legion Media

Chuyên gia nông nghiệp Nga Ivan Starikov cho biết đã có một số trường hợp

người Trung Quốc “vắt kiệt” những mảnh đất thuê tại một số khu vực ở Liên bang Nga

Ảnh: Lori/Legion Media

 

Theo trang Sputnik, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrei Denisov nói rằng nỗi lo ngại về “sự bành trướng” của Bắc Kinh ở Zabaikal là chuyện không tưởng. Tuy nhiên, làn sóng phản đối thỏa thuận thuê đất lớn chưa từng thấy giữa Nga và Trung Quốc không vì thế mà tan đi.

Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) bất bình khi công ty Trung Quốc được giao sử dụng một phần lãnh thổ rộng tương đương Hồng Kông ở Viễn Đông Nga. LDPR tuyên bố sẽ đề nghị Thủ tướng Dmitry Medvedev phủ quyết dự án.

Giới lãnh đạo LDPR còn cảnh báo thời hạn thuê đất quá đủ để các vị “du khách” bén rễ và tiếp đó là bám trụ ở Nga mãi mãi. Đồng quan điểm, chuyên gia Alexander Larinm từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Học viện Khoa học Nga cho rằng có nhiều hiểm họa ẩn giấu trong dự án ở Zabaikal. Ông chỉ rõ: “Với nửa thế kỷ người Trung Quốc định cư cùng gia đình, điều gì sẽ xảy ra khi hợp đồng giao đất chấm dứt? Không thể chỉ đơn giản đuổi họ về nước được”.

Cư dân địa phương cũng không thể yên lòng về việc sử dụng hóa chất “hăng hái quá mức” của người Trung Quốc trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, với thói quen “bóc lột” đất đai tới kiệt quệ của người Trung Quốc thì người Nga hẳn cũng ngao ngán với mảnh đất được trả lại nhưng không biết bao giờ mới hồi sinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo