Nữ "ma cà rồng" bị nhét gạch trong miệng (Ảnh: Reuters)
Theo Borrini, hàng loạt trận dịch tàn phá châu Âu vào khoảng năm 1300- 1700 đã sản sinh ra truyền thuyết ma cà rồng nhưng thực ra nguyên nhân chủ yếu là do con người lúc đó chưa hiểu biết đầy đủ về sự phân hủy của xác chết.
Thời đó, khi đào lại các phần mộ, những người thợ đào huyệt thỉnh thoảng đụng phải các thi thể phồng lên do khí gas tích tụ, trong khi tóc vẫn mọc và có máu ứa ra từ miệng. Thế nên họ tin rằng các xác chết đó vẫn còn sống. Chưa hết, vải liệm phủ mặt các thi thể thường bị vi khuẩn trong miệng phá hủy, để lộ hàm răng nên từ đó, ma cà rồng có gán biệt danh là “kẻ ăn vải liệm”.
Nhà nhân loại học Matteo Borrini bên cạnh phát hiện của mình (Ảnh: Reuters)
"Vải liệm là thức ăn của ma cà rồng, giống như sữa là thức ăn của trẻ con vậy. Do đó, để giết chết ma cà rồng, bạn phải lấy hết vải liệm khỏi miệng nó và nhét vào đó thứ gì không thể ăn được. Nhiều khả năng sẽ còn tìm thấy những xác chết khác với gạch trong miệng, nhưng đây là lần đầu tiên nghi thức này được phát hiện”, Borrini nói.
Hầm mộ tập thể có chôn xác "ma cà rồng" (Ảnh: Reuters)
Bình luận (0)