Nổi bật là sự kiện liên quan đến việc Nga và Israel thỏa thuận xuống thang xung đột sau khi Moscow tham gia cuộc chiến Syria để ủng hộ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Thỏa thuận này cho phép Israel thoải mái chống lại hoạt động vận chuyển vũ khí từ Iran đến phong trào Hezbollah ở Lebanon và duy trì sự răn đe ở biên giới phía Bắc.
Dù vậy, rắc rối đã nảy sinh sau khi Nga và Iran phản ứng cuộc không kích mới đây, bị xem là của Israel, vào một căn cứ không quân ở Syria, giết chết 7 cố vấn Iran. Thực tế là Israel - đặc biệt là Thủ tướng Netanyahu - đã hiểu sai lộ trình tái gắn kết Trung Đông của Nga. Sau "vụ tấn công hóa học" ở Syria hôm 7-4, các phán đoán sai lầm của Israel đứng ở góc của một ma trận nguy hiểm chứa đựng những điều không thể đoán trước được.
Sau “vụ tấn công hóa học” ở Syria hôm 7-4, Israel tự đặt mình vào một góc của một ma trận chứa đầy nguy hiểm Ảnh: TÂN HOA XÃ
Ở một góc khác của ma trận, sự không chắc chắn của nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump thể hiện rõ qua sự thay đổi chóng vánh, từ tuyên bố Washington đang tìm cách rút quân nhanh chóng khỏi Syria sang ra lệnh tiến hành không kích các mục tiêu của Damascus. Còn tại Israel, ông Netanyahu đang phải đương đầu với hậu quả do những hành động của ông gây ra, nhất là việc công khai chỉ trích Iran khiến nước này khó có thể bỏ qua.
Và ở góc cuối cùng của ma trận là Tổng thống Nga Vladimir Putin với những tính toán không rõ ràng. Kết quả là trong cuộc xung đột Syria, không bên liên quan nào (trực tiếp lẫn gián tiếp) có thể nhận định chắc chắn về những hành động của bên kia.
Lịch sử đã chỉ ra rằng các cuộc chiến tranh - từ Thế chiến thứ nhất đến cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên - thường được thúc đẩy bởi việc các bên tham gia không thể hiểu được ý của nhau. Điều này càng đúng tại khu vực Trung Đông hiện nay.
Bình luận (0)