Khu vực tìm kiếm của Úc những ngày gần đây. Ảnh: AMSA
4 máy bay, trong đó có chiếc Orion của Không quân Hoàng gia Úc và P8 Poseidon của Hải quân Mỹ đã được gấp rút được phái tới vùng biển cách Perth 2.500km về phía Tây Nam, phía Nam Ấn Độ dương để tìm kiếm vật thể mới được phát hiện, được cho có thể là bước đột phá trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia kéo dài 12 ngày qua. Cơ quan An toàn hàng hải Úc (AMSA) – đơn vị dẫn đầu nỗ lực tìm kiếm chiếc MH370 chịu trách nhiệm chính tại vùng biển rộng 304.000km2 này.
Giới chuyên gia cho biết có thể cần tới 48 giờ để xác nhận vật thể nói trên có liên quan tới chuyến bay mất tích hay không.
“Muốn xác định sớm mảnh vỡ có thuộc về MH370 hay không, một trong những việc đầu tiên giới chức cần làm là thả phao định vị xuống vùng biển này. Nếu hộp đen đang ở đó, phao định vị sẽ bắt được tín hiệu. Có thể mất khoảng 48 giờ để xác định bằng phương pháp này nhưng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác”.
Phao định vị là thiết bị được tích hợp bộ phận thu âm thanh và phát sóng vô tuyến có khả năng báo tín hiệu khi phát hiện âm thanh dưới mặt nước.
Chuyên gia hải dương học Erik van Sebille thuộc Đại học New South Wales nhận định các mảnh vỡ máy bay có thể di chuyển trong phạm vi tới 100km. Tuy nhiên điều quan trọng là phải xác định được hướng trôi của nó mới có manh mối để tìm thấy xác và hộp đen. Ắc quy trong hộp đen thường duy trì hoạt động trong 30 ngày.
Cơ quan khí tượng Úc cho biết thời tiết vùng biển có vật thể nghi của MH370 không thuận lợi cho việc tìm kiếm. Thêm vào đó, khu vực có vật thể lại quá rộng lớn, hứa hẹn hoạt động tìm kiếm sẽ gặp không ít khó khăn. Hẳn người ra vẫn chưa quên vụ tai nạn máy bay của Air France ở Đại Tây Dương năm 2009, giới chức Pháp đã phải dùng tàu ngầm, robot lặn để tìm hộp đen chuyến bay 447 ở vùng nước sâu ngoài khơi Brazil. Chi phí lên tới lên tới 50 triệu USD.
Bình luận (0)