Trong khi đó, nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt mức kỷ lục mới, băng tan nhanh tại Bắc Cực và mực nước biển tăng.
Trong nỗ lực tìm lời giải cho thách thức trên, các nhà nghiên cứu đang hướng đến vũ trụ. Cơ quan Vũ trụ Anh (UKSA) vừa thông báo khoản đầu tư 38 triệu bảng Anh để giúp con người đối phó với các thảm họa khí hậu. Cụ thể, vệ tinh sẽ được sử dụng để theo dõi các hiện tượng thời tiết không thể đoán trước ở Rwanda, nạn phá rừng ở Colombia, cháy rừng ở Indonesia và ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt ở Tanzania, Fiji và Vanuatu.
Bức ảnh chụp bão Noru trên Thái Bình Dương (gần Nhật Bản) từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS) vào tháng 8-2017 Ảnh: NASA
Tại những nước như Colombia, tài nguyên rừng đang bị đe dọa bởi tình trạng phá rừng làm đất chăn thả và đào vàng trái phép. Khi rừng bị phá hủy, lượng carbon lưu giữ trên cây sẽ bị giải phóng vào khí quyển. Theo thống kê, phá rừng góp phần tạo ra 10%-15% lượng khí thải carbon trên toàn thế giới. Còn tại Mông Cổ, nơi 30% dân số sống dựa vào nghề chăn gia súc, những mùa đông khắc nghiệt có tên gọi "dzuds" đang giết dần giết mòn các loài động vật, đặc biệt là lạc đà, dê, ngựa và bò, đồng thời gây thiệt hại cho nền kinh tế.
10 dự án của UKSA sẽ được tiến hành với sự hợp tác của các công ty vệ tinh toàn cầu như Inmarsat và CGI. Trước UKSA, khoảng 20 sáng kiến đã được thực hiện, trong đó sử dụng liên lạc vệ tinh để xử lý những vấn đề nhân đạo phát sinh trong thiên tai.
Bình luận (0)