Nhiều quan chức quốc phòng Mỹ cho biết 4 chiếc máy bay ném bom B-1 và khoảng 200 quân nhân từ căn cứ không quân Dyess ở bang Texas đang được triển khai tới căn cứ không quân Orland ở Na Uy. Trong vòng 3 tuần tới, các sứ mệnh sẽ bắt đầu ở Vòng Bắc Cực và trong không phận quốc tế ngoài khơi Tây Bắc nước Nga.
Động thái trên của Mỹ mang ý nghĩa quân đội nước này sẽ hoạt động ở khu vực Bắc Cực quan trọng chiến lược và chứng minh rằng Mỹ sẽ đối trọng ảnh hưởng của Nga trong khu vực. Các quan chức cho biết việc di chuyển các lực lượng đến gần Nga đồng nghĩa với việc Mỹ có thể phản ứng nhanh hơn.
Mỹ triển khai máy bay ném bom B-1 tới Bắc Cực để gửi thông điệp rõ ràng cho Nga. Ảnh: Clayton Cupit
Tướng Jeff Harrigian, Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi, cho biết: “Sự sẵn sàng hoạt động, khả năng hỗ trợ các đồng minh và đối tác cũng như phản ứng nhanh của chúng tôi rất quan trọng đối với thành công chung”.
Trong nhiều tháng qua, Lầu Năm Góc đã triển khai các nhóm máy bay ném bom B-52 tương tự đến Trung Đông như 1 cách để chứng minh khả năng di chuyển khí tài quân sự nhanh chóng của Mỹ tới các khu vực căng thẳng. Những nhiệm vụ này mất nhiều tuần để lên kế hoạch nên việc triển khai tới Na Uy đã được thực hiện trong 1 thời gian.
Tổng thống Joe Biden đã chứng minh rằng ông sẵn sàng áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn với Moscow so với người tiền nhiệm Donald Trump. Vào cuối tháng 1-2021, ông thực hiện cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và thảo luận một loạt vấn đề, từ 1 cuộc tấn công mạng lớn gần đây đến vụ nghi ngờ đầu độc ông Alexei Navalny, nhân vật phe đối lập hàng đầu của Nga.
Đức, Ba Lan và Thuỵ Điển đã trục xuất 1 nhân viên đại sứ quán Nga ở mỗi nước để trả đũa hành động tương tự của Moscow vào tuần trước.
Trong thông báo ngày 8-2 của Bộ Ngoại giao Đức, quyết định trục xuất các nhà ngoại giao thuộc Liên minh châu Âu của Nga "là không hợp lý theo bất kỳ cách nào". "Văn phòng Ngoại giao hôm nay tuyên bố trục xuất 1 nhân viên đại sứ quán Nga ở Berlin" - trích thông báo của Đức.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ba Lan cũng ra thông báo tương tự.
Nga cho biết nhà ngoại giao của các nước trên đã tham gia vào cuộc biểu tình ủng hộ cho chính khách đối lập Alexey Navalny nhưng Đức, Ba Lan và Thuỵ Điển phủ nhận thông tin này. "Nhà ngoại giao Đức chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ báo cáo về các diễn biến tại chỗ theo cách hợp pháp" - trích tuyên bố của Đức.
Bình luận (0)