xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mấy khi Trung Quốc để láng giềng yên?

Hải Ngọc

(NLĐO) – Hãng tin Reuters viết: Quyết định hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đã làm lộ rõ các nước ven biển Đông gặp nguy hiểm như thế nào trước một Trung Quốc hung hăng lấn tới.

Tờ The New York Times (Mỹ) dẫn lời các nhà chuyên gia kinh tế và chính trị đánh giá căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay là hồi chuông báo động về thái độ ngang ngược quyết lấn chiếm trên biển Đông của Bắc Kinh.

“Việc này rất đáng lo ngại. Trước đây không lâu lắm, quan hệ giữa Trung Quốc và láng giềng có thể nói là không quá sóng gió. Nhưng giờ đây, chúng ta có một bức tranh căng thẳng đang rõ dần với những điểm ảnh kéo dài từ Indonesia đến Brunei, Malaysia, Philippines và lan ra Nhật Bản. Rõ ràng đây không phải là kiểu trỗi dậy hòa bình mà Trung Quốc thường trấn an” – ông Orville Schell, giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ - Trung thuộc Hội Châu Á ở New York, trả lời phỏng vấn tờ The New York Times.

 

Tàu hải giám và giàn khoan Trung Quốc tại biển Đông  Ảnh: SINA
Tàu hải giám và giàn khoan Trung Quốc tại biển Đông Ảnh: SINA

 

Tuy đánh giá thấp khả năng xảy ra xung đột vũ trang song ông Schell nói Trung Quốc đã
“tạo ra một môi trường mà trong đó Bắc Kinh rất khó giữ quan hệ hữu nghị với láng giềng”.

Tương tự, báo Guardian (Anh) chỉ ra thái độ gây hấn của Trung Quốc khiến những nước láng giềng nhỏ bé luôn phải cảnh giác dù biết rõ tầm quan trọng của việc giữ quan hệ với một đối tác thương mại hàng đầu.

Chính vì vậy, nhiều khả năng sau vụ giàn khoan HD 981, các nước có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông - đặc biệt là Philippines, Malaysia và Việt Nam - tăng cường hợp tác với nhau. Đó là nhận định của ông Ely Ratner, một quan chức cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, trên tạp chí Foreign Policy.

Tương tự, ông Taylor Fravel - nhà nghiên cứu về khoa học chính trị tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) – cho rằng hành động hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc sẽ khiến các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông tăng gấp đôi các biện pháp phòng vệ. “Các nước này nhiều khả năng sẽ đầu tư mạnh hơn cho hải quân. Họ có thể tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với Mỹ, Nhật Bản, với các nước khác và cả với nhau” - ông Fravel phân tích trên tờ The New York Times.

Trong khi đó, theo tờ Forbes (Mỹ), Trung Quốc có được khoảng 200 dự án thăm dò dầu khí ở vịnh Mexico (Mỹ) sau vụ Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) mua lại tập đoàn dầu khí Canada Nexen năm 2012 với giá 19 tỉ USD.

Tuy nhiên, tờ báo nhắc nhở nếu CNOOC thực sự theo đuổi cái gọi là “lãnh thổ quốc gia di động” bằng giàn khoan thì có thể Cơ quan Quản lý năng lượng đại dương liên bang sẽ áp dụng một số biện pháp kiểm soát đặc biệt khi CNOOC và các đối tác xin giấy phép khoan thăm dò và khai thác ngoài khơi bờ biển Mỹ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo