xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mộng bành trướng Trung Hoa: Giành đất với Ấn Độ

NGÔ SINH

Đường biên giới Trung Quốc - Ấn là một trong những biên giới được quân sự hóa vào bậc nhất thế giới

Trong tháng 5 vừa qua, Ấn Độ bắt đầu xây dựng một quân đoàn mới có khả năng tác chiến trên núi với hơn 90.000 binh sĩ để tăng cường phòng thủ dọc theo biên giới tranh chấp với Trung Quốc (TQ) trên dãy núi Himalaya.

Quân đoàn trên có đại pháo, súng phòng không và thiết bị vô tuyến riêng, tổng chi phí thành lập lên đến 10,6 tỉ USD. Hiện 35.000 binh sĩ đã được triển khai ở bang Assam, phía Đông Bắc Ấn Độ.

Giẫm chân lên quyền lợi của nhau

Đề xuất thành lập quân đoàn tác chiến mới đã được Tổ chức Nghiên cứu TQ của Ấn Độ, một cơ quan thuộc chính phủ chuyên nghiên cứu các vấn đề chiến lược liên quan đến TQ, đưa ra hồi năm ngoái.

Theo báo The Christian Science Monitor, quân đoàn tác chiến này phát đi tín hiệu mới cho thấy quyết tâm của New Delhi, đồng thời bổ sung vào khả năng quốc phòng của Ấn Độ trong suốt một thời gian dài tập trung vào biên giới trên đất liền với Pakistan.

Ấn Độ và TQ vẫn chưa giải quyết được cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ đối với biên giới 3.200 km giữa 2 nước dù đã tiến hành nhiều vòng đàm phán và mối quan hệ thương mại giữa 2 bên đang phát triển. Đây hiện là một trong những biên giới được quân sự hóa vào bậc nhất thế giới. Trong bối cảnh đó, TQ sẽ là một thách thức về chính sách đối ngoại đối với tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

 

Bản đồ vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc Ảnh: DW.DE

Bản đồ vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Ảnh: DW.DE

 

Trung tướng Prakash Katoch, cựu tư lệnh lực lượng đặc biệt quân đội Ấn Độ, nhận định: “TQ thường xuyên lấn sang biên giới Ấn Độ. Tân thủ tướng phải bảo đảm rằng biên giới của chúng ta được bảo vệ kỹ lưỡng. Đó không phải là công việc bình thường”. Ông cũng dự đoán rằng trong khi cả 2 quốc gia đang tăng trưởng và đều mong muốn gia tăng tầm ảnh hưởng của mình, TQ và Ấn Độ sẽ ngày càng giẫm chân lên quyền lợi của nhau.

Ấn Độ và TQ đã lao vào cuộc chiến tranh biên giới năm 1962, tranh chấp cao nguyên Aksai Chin mà Ấn Độ khẳng định là một phần của Kashmir trong khi TQ coi đó là một phần của Tân Cương. Về phía Đông, TQ tranh chấp bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và gọi đó là Nam Tây Tạng.

Dư luận tin rằng Ấn Độ quyết định cho Dalai Lama tị nạn trong cuộc nổi dậy ở Tây Tạng chống sự cai trị của TQ cũng góp phần gây ra chiến tranh. Hậu quả là hàng ngàn người Ấn Độ và hàng trăm người TQ mất mạng, hàng ngàn người bị thương ở cả 2 phía và hàng ngàn binh sĩ Ấn mất tích. TQ chiến thắng nhưng cuộc tranh chấp lãnh thổ Trung - Ấn vẫn tiếp diễn. Một phần của vấn đề ở đây là 2 bên chưa bao giờ phân định được một đường biên giới rõ ràng.

Cuộc tranh chấp lãnh thổ cũng mở rộng ra các khu vực khác nữa. Gần đây, Ấn Độ và TQ tranh chấp một vùng đất khoảng 125.000 km2 được phân chia thành các khu vực miền Đông, Trung và Tây.

Người Ấn không sợ

Kể từ đó, 2 nước láng giềng này lâm vào tình trạng ngờ vực nhau mặc dù mối quan hệ thương mại giữa 2 bên tăng trưởng. TQ khẳng định chủ quyền đối với hơn 90.000 km2 ở khu vực phía Tây dãy Himalaya trong khi Ấn Độ nói TQ chiếm đóng gần 38.000 km2 lãnh thổ nước này trên cao nguyên Aksai Chin ở phía Tây. T

háng 5 năm ngoái, quân đội 2 bên đã trải qua 3 tuần lễ đối đầu căng thẳng ở khu vực Ladakh sau khi binh sĩ TQ tiến vào sâu 10 km bên trong lãnh thổ Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, TQ phủ nhận sự kiện quân đội nước này đã lấn sang lãnh thổ Ấn Độ.

Sau đó, 2 bên đã có những bước đi làm giảm căng thẳng biên giới nhưng cả 2 đang xây dựng đường bộ, đường ray và sân bay dọc theo biên giới để phục vụ cho việc chuyển quân và pháo binh đến khu vực biên giới một cách nhanh chóng. Ấn Độ còn triển khai trực thăng tấn công và chiến đấu cơ đến khu vực biên giới Ấn - Trung.

Những động thái kể trên của người Ấn chứng tỏ New Delhi đã thay đổi bởi vì chính sách truyền thống lâu nay của Ấn Độ là không xây dựng bất kỳ đội hình quân sự nào dọc biên giới với TQ vì e ngại điều đó có thể khiêu khích Bắc Kinh.

Thiếu tướng P.L. Kher, cựu binh thời chiến tranh 1962, nhớ lại: “Hồi đó, chúng tôi thua vì được huấn luyện và trang bị kém. Chúng tôi muốn quan hệ hữu nghị với TQ nhưng chẳng có lý do gì khiến chúng tôi không củng cố năng lực quân sự của mình”.

Cuộc chiến năm 1962, trong số 60 binh sĩ Ấn Độ canh giữ một chốt biên giới, chỉ còn 14 người sống sót, trong đó có ông Kher. Thực ra, cho đến nay, nhiều người trong giới quân sự Ấn Độ vẫn không thích nhắc đến cuộc chiến năm 1962 và sự thất trận của người Ấn. Bản tường trình lý do vì sao Ấn Độ thua trận vẫn là một điều tối mật.

Theo báo Indian Express, tháng 10-2013, TQ và Ấn Độ đã ký kết một thỏa ước với tên gọi Đường Kiểm soát thực (LAC) để làm giảm căng thẳng dọc theo biên giới, ngăn chặn xung đột quân sự, cải thiện mối quan hệ giữa 2 bên, khuyến khích hợp tác trong các hoạt động liên quan đến biên giới, như đương đầu với nạn buôn lậu, và xúc tiến mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa binh sĩ 2 nước, như tham gia các ngày lễ lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia không quá kỳ vọng vào thỏa ước trên mà xem đó như một sự thu xếp tạm thời.

 

50 năm, 6 cuộc chiến?

Trong khi TQ tiếp tục gây sức ép về quân sự lên biên giới Ấn Độ, báo chí nước này công bố những bài báo với ý định cảnh báo Ấn Độ rằng TQ chọn lựa phương cách khởi đầu tình trạng chiến tranh.

Theo báo Hindustan Times, số bài báo khẳng định TQ sẽ phải chọn sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp biên giới đã gia tăng kể từ năm 2010, tăng cường tranh chấp ở biển Đông và đặc biệt là với Nhật Bản. Điều thú vị là giới chức TQ thường xuyên khuyên các đồng nhiệm Ấn Độ kiềm chế các phương tiện thông tin đại chúng để tránh giọng điệu gây căng thẳng đối với mối quan hệ Ấn - Trung.

Tháng 6-2013, báo Wen Wei Po, trụ sở ở Hồng Kông, đăng bài “6 cuộc chiến tranh của TQ trong 50 năm tới”. Đó là cuộc chiến “thống nhất” Đài Loan từ năm 2020-2025, “tái chiếm” quần đảo Trường Sa (2025-2030), “tái chiếm Nam Tây Tạng” (2035-2040), “tái chiếm” đảo Điếu Ngư và quần đảo Ryukyu (2040-2045), “thống nhất Ngoại Mông” (2045-2050) và giành lại “vùng đất đã mất vào tay Nga” (2055-2060).

Theo bài báo trên, sau khi giành lại Đài Loan và quần đảo Trường Sa trước năm 2030, TQ sẽ là cường quốc thứ 2 sau Mỹ nên Ấn Độ chắc chắn sẽ thua trong cuộc chiến thứ ba “tái chiếm Nam Tây Tạng”.

 

Kỳ tới: Tranh ngọn Bạch Đầu Sơn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo