Nguyên nhân xuất phát từ chính sách gây tranh cãi của ông Trump với nhóm người nhập cư, Hồi giáo và những nhóm khác.
Ở Manhattan, New York, hàng ngàn người xuống phố biểu bình phản đối ông Trump, hò hét: “Không phải tổng thống của tôi”. Họ làm tắc nghẽn quãng đường từ quảng trường Thời đại tới Tháp Trump, cầm trên tay các tấm bảng ghi "Đoàn kết chống lại sự căm ghét", "Phụ nữ chống Trump"...
Cũng tại New York, hàng chục ngàn người - hầu hết là thanh niên - đổ dồn về đại lộ số 5 và đường Đông 56, nơi có nhà của ông Trump.
Đoàn người phản đối ông Trump ở TP Chicago, bang Illinois hôm 9-11. Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters
Còn ở Chicago, khoảng 1.000 người tụ tập ngoài khách sạn của tỉ phú bất động sản Trump International Hotel and Tower la ó: “Không có Trump! Không phân biệt chủng tộc ở Mỹ”. Cảnh sát Chicago đã đóng các tuyến đường trong khu vực, chặn đường đi của đoàn biểu tình.
Người biểu tình đặc biệt lo ngại mối liên hệ giữa ông Trump và tổ chức Ku Klux Klan (KKK) phân biệt chủng tộc. Đầu tháng này, chiến dịch tranh cử của tỉ phú Mỹ phải bác bỏ tuyên bố ủng hộ ông của KKK trên báo chí.
Ngoài New York và Chicago, người biểu tình cũng đang xuống đường vào tối 9-11 (giờ địa phương) ở nhiều TP như Philadelphia, Boston, Washington D.C., Seattle, Austin. Kế hoạch biểu tình cũng được lên tại các TP San Francisco, Los Angeles và Oakland, đều thuộc bang California.
Học sinh, giáo viên ở California biểu tình phản đối ông Trump. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Trong khi đó, hàng ngàn học sinh biểu tình phản đối ông Trump ở khu vực ngoài trường học các bang California, Iowa, Arizona, Washington và những bang khác.
Ở bang California, khoảng 1.500 học sinh và giáo viên tập trung ở sân trường trung học Berkeley phản đối ông Trump trước khi hòa vào đoàn người biểu tình ở khuôn viên Trường ĐH California, Los Angeles (UCLA).
Còn ở TP Los Angeles, một nhóm khoảng 300 học sinh gốc Latin cũng hòa vào đoàn người biểu tình ở tòa thị chính, hô vang khẩu hiệu: “Không ủng hộ phân biệt chủng tộc” “Không phải tổng thống của tôi” và “Dân nhập cư đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Hiện vẫn chưa có báo cáo về việc bắt giữ và bạo lực.
Người đại diện ê-kíp vận động tranh cử của ông Trump vẫn chưa đưa ra lời bình luận về những cuộc biểu tình trên. Trong phát biểu chiến thắng, ông Trump khẳng định sẽ trở thành tổng thống của tất cả công dân Mỹ, nói rằng: “Đã đến lúc chúng ta phải đoàn kết”.
Đoàn biểu tình ở Manhattan, New York. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
11.000 người bỏ phiếu cho khỉ đột đã chết Harambe?
Harambe bị nhân viên sở thú Cincinnati bắn chết hồi tháng 5 qua khi một bé trai 4 tuổi trèo qua hàng rào và rơi vào chuồng của nó. Cái chết oan nghiệt của chú khỉ đột này đã khiến nhiều người giận dữ.
Theo Independent, một số nguồn tin khẳng định chú khỉ đột Harambe đã nhận được 11.000 phiếu bầu. Nhiều người bỏ phiếu cho Harambe sau đó đã đăng tải lá phiếu của mình lên mạng xã hội Twitter.
Vụ việc khiến nhiều công dân Mỹ vô cùng phẫn nộ vì cho rằng những người bầu cho Harambe thiếu nghiêm túc, lãng phí phiếu với một con vật đã chết.
Bình luận (0)