Thiên Hà-1A gần như hoàn toàn chạy dựa vào bộ vi xử lý Xeon được thực hiện bởi Intel. Ảnh: CNN
Theo các hãng công nghệ, các loại siêu máy tính này đang thuộc diện bị nghi ngờ liên quan các “hoạt động hạt nhân”, mặc dù chi tiết của kết luận trên không được tiết lộ.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ khẳng định: “Các siêu máy tính Thiên hà-1A và Thiên Hà-2 được cho là đã sử dụng trong các hoạt động hạt nhân”.
Bốn tổ chức điều hành các siêu máy tính nằm trong danh mục cấm của chính phủ Mỹ từ tháng 2-2015, trong đó có Trung tâm Công nghệ quốc phòng của ĐH Quốc gia TP Trường Sa – đơn vị sáng chế Thiên Hà-2 – siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay và Thiên Hà-1A, PC World trích dẫn báo cáo. Cũng theo đó, một đơn vị khác bị Mỹ cấm bán chip là Trung tâm siêu máy tính quốc gia Trung Quốc ở Quảng Châu cũng đang điều hành Thiên Hà-2.
Những chiếc máy tính này được phát hiện đã được dùng vào “hoạt động trái với lợi ích an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ”.
Theo thông tin từ trang Tech Target, siêu máy tính là loại máy tính hoạt động với tốc độ cao nhất hiện nay, được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng khoa học và kỹ thuật, với cơ sở dữ liệu khổng lồ. Những máy tính này cũng có khả năng tạo ra “một mô hình chính xác về một môi trường phức tạp”, chẳng hạn mô phỏng thời tiết hoặc vụ nổ hạt nhân, CNN lưu ý.
Thiên Hà-1A và Thiên Hà-2 gần như hoàn toàn chạy dựa vào bộ vi xử lý Xeon được thực hiện bởi Intel. Thiên Hà-1A cũng sử dụng chip của Nvidia.
Trung Quốc đang sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân trong khi Mỹ có 1.642 đầu đạn và Nga được cho là có 1.643 đầu đạn.
Bình luận (0)