Việc hết hạn này cũng không ảnh hưởng tới các loại thị thực di dân hay không di dân khác.
Theo nghị quyết ngày 9-2 do Quốc hội Mỹ thông qua, chương trình di dân đặc biệt dành cho người lao động trong lĩnh vực tôn giáo, ngoại trừ nhà truyền giáo, hết hạn vào ngày 23-3. Không có thêm thị thực SR được cấp ở nước ngoài hay hành động cuối cùng về điều chỉnh trạng thái của các trường hợp này sau nửa đêm ngày 22-3.
Bên ngoài văn phòng xin cấp thị thực của Đại sứ quán Mỹ tại TP Ankara - Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Nghị quyết này cũng gia hạn chương trình thí điểm đầu tư di dân tới ngày 23-3. Sẽ không có thêm thị thực I5 hay R5 được cấp ở nước ngoài hay hành động cuối cùng về điều chỉnh trạng thái sau ngày 23-3.
"Trong khi chúng tôi không thể đoán trước về tương lai hoạt động lập pháp của Quốc hội, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cập nhật về chính sách thị thực tại trang web của Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Mỹ và trên trang travel.state.gov. Vui lòng truy cập trang web của chúng tôi để xem thông tin mới nhất về thị thực" - phía Đại sứ quán Mỹ cho biết.
Theo Washington Post, mỗi năm, chính phủ Mỹ cấp khoảng 10.000 thị thực EB5, trong đó 85% thuộc về các công dân Trung Quốc, theo sau đó là Việt Nam, Ấn Độ, Brazil, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran và Venezuela. Số liệu từ trang Atimes cho thấy các nhà đầu tư theo diện EB5 đã rót hơn 3,8 tỉ USD vào các doanh nghiệp Mỹ năm 2016.
Theo Trang thông tin tài chính và doanh nghiệp India’s Business Line, số người Việt Nam di dân tới Mỹ theo diện chương trình thị thực EB5 đã tăng từ 288 trong giai đoạn 2015-2016 lên 404 trong giai đoạn 2016-2017.
Bình luận (0)