xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ: Hậu bạo loạn, Quốc hội muốn dứt điểm sớm

Phương Võ - Hải Ngọc - Xuân Mai

(NLĐO) - Vài giờ sau khi bạo loạn bùng phát, Quốc hội Mỹ đêm 6-1 (giờ địa phương) bỏ phiếu bác bỏ động thái nhằm phủ nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử ở bang Arizona.

Tại cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện, chỉ có 6 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa chống lại việc kiểm điếm phiếu đại cử tri của bang Arizona. 

Còn tại cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện, 121 nghị sĩ Đảng Cộng hòa phản đối kết quả bầu cử ở bang Arizona, so với 303 nghị sĩ có lập trường ngược lại. 

Sau hai cuộc bỏ phiếu này, lưỡng viện quốc hội sẽ trở lại nhóm họp chung và tiếp tục kiểm đếm phiếu Đại cử tri đoàn.

Đài CNBC nhận định kết quả trên có thể mở đường cho việc Quốc hội chính thức xác nhận ông Biden đánh bại đương kim Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Mỹ: Hậu bạo loạn, Quốc hội muốn dứt điểm sớm - Ảnh 1.

Thượng viện Mỹ đêm 6-1 (giờ địa phương) bỏ phiếu bác bỏ động thái nhằm phủ nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử ở bang Arizona. Ảnh: CNN

Cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện diễn ra sau khi Quốc hội nối lại tiến trình kiểm đếm phiếu đại cử tri để xác nhận chiến thắng của ông Biden.

Tiến trình này đã bị trì hoãn khoảng 6 giờ sau khi đám đông người ủng hộ ông Trump xông vào trụ sở Quốc hội. Một phụ nữ đã bị bắn chết trong lúc cuộc bạo loạn này xảy ra.

Lãnh đạo nhóm thượng nghị sĩ của hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ cho biết họ sẽ xác nhận chiến thắng của ông Biden ngay trong "đêm nay". Điều này dường như cho thấy sẽ không có bất kỳ thách thức nào nữa đối với kết quả bầu cử tại từng bang. 

Trước khi bạo loạn bùng phát, đã xuất hiện nỗi lo tiến trình xác nhận ông Biden thắng phiếu đại cử tri (306 so với 232 của ông Trump) có thể mất nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày do một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa dự kiến phản đối kết quả bỏ phiếu tại từng bang.

Dù vậy, không có lý do gì để tin rằng nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử sẽ thành công vì điều này cần cả lưỡng viện quốc hội bật đèn xanh.

Đảng Dân chủ đang kiểm soát Hạ viện nên kịch bản này là không tưởng. Trong khi đó, nhiều thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa thậm chí đã lên tiếng bác bỏ đòi hỏi nói trên.

Quốc Hội họp để xác nhận phiếu bầu của Cử tri đoàn

15:22 ngày 07/01/2021

Hạ viện bác đơn phản đối ở bang Pennsylvania

Hạ viện đã bỏ phiếu bác đơn phản đối phiếu đại cử tri ở bang Pennsylvania dành cho Tổng thống đắc cử Joe Biden. Trước đó, Thượng viện cũng đã bác đơn phản đối này, với lệ 92 phiếu bác/7 phiếu thuận

Hạ viện và Thượng viện sẽ quay lại phiên họp chung ở Quốc hội để tiếp tục kiểm đếm số phiếu đại cử tri còn lại.

 

14:15 ngày 07/01/2021

Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng từ chức

Trước phản ứng của Tổng thống Trump về việc những người ủng hộ ông xông vào tòa nhà Quốc hội gây bạo loạn, Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Matt Pottinger đã từ chức. Theo đài CNN, một số phụ tá hàng đầu của Tổng thống Trump bao gồm Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien và Phó Chánh văn phòng Nhà Trắng Chris Liddell cũng đang xem xét từ chức.

1
Ông Pottinger. Ảnh: The Washington Post

13:29 ngày 07/01/2021

"Tỉ số" hiện thời: Ông Biden 244 - ông Trump 157

Quốc hội Mỹ đã chứng nhận được tổng cộng 401 phiếu trên tổng số 538 phiếu đại cử tri.

Muốn trở thành tổng thống Mỹ, một ứng viên phải giành được 270 phiếu đại cử tri.

Kết quả trong cuộc họp đại cử tri đoàn hôm 14-12-2020 cho thấy ông Biden nhận được 306 phiếu, còn ông Trump là 232 phiếu.

cnn 3
Nguồn: CNN

13:25 ngày 07/01/2021

3 người chết vì bạo loạn

Cảnh sát trưởng Washington DC Robert Contee hôm 6-1 thông báo 3 người đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội. Không rõ họ có tham gia xông vào tòa nhà với những người ủng hộ Tổng thống Trump hay không.

1
Cảnh sát trưởng Washington DC Robert Contee. Ảnh: WJLA

13:24 ngày 07/01/2021

Nối lại kiểm phiếu đại cử tri sớm

Hạ viện và Thượng viện sẽ sớm khởi động lại phiên họp chung và tiếp tục kiểm phiếu đại cử tri trong ngày 6-1, theo đài CNN. Một trợ lý lãnh đạo Thượng viện cho biết khi họ quay trở lại để tranh luận về phản đối ở bang Pennsylvania, họ sẽ không tiến hành 2 giờ tranh luận nữa mà đi thẳng vào bỏ phiếu.

1
Hạ viện tranh luận về đơn phản đối ở bang Arizona hôm 6-1. Ảnh: AP

Điều này cho phép nhiều thượng nghị sĩ rời khỏi tòa nhà Quốc hội trong khi Hạ viện tranh luận – có thể trong 2 giờ - sau đó bỏ phiếu về đơn phản đối ở bang Pennsylvania. Có thể sẽ không còn bất kỳ phản đối nào nữa nhưng sau khi đơn phản đối ở bang Pennsylvania được giải quyết, phiên họp chung của Quốc hội sẽ phải triệu tập lại để hoàn tất cuộc kiểm phiếu đại cử tri.

13:23 ngày 07/01/2021

Các thượng nghị sĩ “lật kèo”

Hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ban đầu dự định phản đối cuộc kiểm phiếu đại cử tri của Quốc hội cùng với Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz nhưng sau đó không làm như vậy vì xảy ra bạo loạn.

Thượng nghị sĩ bang Indiana Mike Braun nói: “Tôi không vui vì các sự kiện hôm nay mặc dù tôi tin rằng tính trung thực của cuộc bầu cử vẫn là một vấn đề có giá trị. Nhiều người trong chúng ta vẫn có thể theo đuổi nó”.

Tương tự, thượng nghị sĩ bang Wyoming Cynthia Lummis cũng thay đổi quyết định vào phút chót. Tuy nhiên, cả ông Braun và bà Lummis đều không đổ lỗi cho Tổng thống Trump về cuộc bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội hôm 6-1.

Một số thượng nghị sĩ khác ban đầu theo phe ông Cruz để phản đối cuộc kiểm phiếu đại cử tri nhưng cuối cùng lại bác bỏ việc phản đối ở bang Arizona, bao gồm Marsha Blackburn và Bill Hagerty (bang Tennessee), Ron Johnson (bang Wisconsin), Steve Daines (bang Montana), James Lankford (bang Oklahoma)…

1
Thượng nghị sĩ bang Wyoming Cynthia Lummis. Ảnh: AP

 

13:21 ngày 07/01/2021

Thượng viện bác đơn phản đối ở bang Pennsylvania

7 thượng nghị sĩ Ted Cruz (bang Texas), Josh Hawley (bang Missouri), Cynthia Lummis (bang Wyoming), Roger Marshall (bang Kansas), Rick Scott (bang Florida), Tommy Tuberville (bang Alabama) và Cindy Hyde-Smith (bang Mississippi) ký đơn phản đối kiểm phiếu đại cử tri ở bang Pennsylvania nhưng thất bại.

Sau khi tranh luận, Thượng viện bỏ phiếu về đơn phản đối này với số phiếu bác/phiếu thuận là 92 phiếu/7 phiếu.

1
Các thượng nghị sĩ Ted Cruz, Josh Hawley, Cindy Hyde-Smith, Roger Marshall, John Kennedy và Tommy Tuberville. Ảnh: CNN

 

12:56 ngày 07/01/2021

"Lật kèo" ở bang Georgia

Hạ nghị sĩ Cộng hòa Jody Hice phản đối kết quả phiếu đại cử tri của bang Georgia song lại không có chữ ký của một thượng nghị sĩ cùng đứng tên theo quy định.

Theo bà Hice, trước khi xảy ra bạo loạn họ có sự đồng thuận của một số thượng nghị sĩ nhưng những người này đổi ý sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol.

CNN cho biết Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler của bang Georgia (vừa bị đánh bại trong cuộc bỏ phiếu lại hôm 5-1) ban đầu tuyên bố sẽ phản đối nhưng sau vụ bạo loạn lại đổi ý.

Như vậy, ông Biden thắng phiếu đại cử tri của bang Georgia.

12:49 ngày 07/01/2021

Bang Michigan được chứng nhận xong

Nỗ lực phản đối kết quả phiếu đại cử tri của bang Michigan của các hạ nghị sĩ Cộng hòa đã thất bại, nguyên nhân do không có một thượng nghị sĩ cùng đứng tên như quy định.

Phó Tổng thống Mike Pence bác sự phản đối trên trong tiếng vỗ tay của nhiều nhà lập pháp và số phiếu đại cử tri của Michigan chính thức thuộc về ông Biden.

12:46 ngày 07/01/2021

Chứng nhận phiếu đại cử tri của bang Nevada

Phó Tổng thống Mike Pence bác bỏ sự phản đối của Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks đối với kết quả bỏ phiếu đại cử tri của bang Nevada. Nguyên nhân do không có thượng nghị sĩ nào cùng đứng tên với ông Brooks.

Theo quyết định, để được xem xét, sự phản đối cần viết ra giấy và có chữ ký của một thượng nghị sĩ và một hạ nghị sĩ.

Kết quả là phiếu đại cử tri bang Nevada về tay ông Biden.

12:42 ngày 07/01/2021

Đang xem xét trường hợp bang Pennsylvania

Rạng sáng 7-1 (giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mike Pence chấp thuận phản đối của bang Pennsylvania đối với kết quả phiếu bầu đại cử tri của họ.

Hạ nghị sĩ Scott Perry nói: "Tôi có bản phản đối bằng văn bản, được ký bởi 1 thượng nghị sĩ và 80 hạ nghị sĩ". Thượng nghị sĩ Josh Hawlay cũng tham gia phản đối.

Như vậy, Thượng viện và Hạ viện sẽ tranh luận về sự phản đối này, sau đó mỗi viện bỏ phiếu xem có chấp thuận hay không.

my housetv
Hạ nghị sĩ Scott Perry. Ảnh: House TV

11:44 ngày 07/01/2021

Cảnh sát Washington D.C bắt 52 người

Cảnh sát Washington D.C bắt 52 người sau vụ bạo loạn ở trụ sở quốc hội Mỹ, theo cảnh sát trưởng Robert Contee.

Cùng với thông báo trên, Thị trưởng Muriel Bowser Washington D.C cho biết kéo dài thời gian khẩn cấp thêm 15 ngày.

 

11:40 ngày 07/01/2021

Đồng minh kỳ cựu của Tổng thống Trump thấy "quá đủ rồi"

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, người luôn ủng hộ Tổng thống Trump, đã mạnh mẽ bảo vệ việc chứng nhận số phiếu đại cử tri bang Arizona tại cuộc họp Thượng viện. Ông Graham cho biết ông tin rằng việc bỏ phiếu để phản đối kết quả này là ý tưởng tồi tệ nhất để trì hoãn cuộc bầu cử.

“Tổng thống Trump và tôi, chúng tôi đã có một hành trình chung. Tôi ghét phải kết thúc theo cách này. Theo quan điểm của tôi, ông ấy đã là một tổng thống thành công. Nhưng hôm nay, những gì tôi có thể nói là quá đủ rồi” - ông Graham nói.

Ông Graham bảo vệ lập trường của mình bằng cách dẫn ra một số vụ kiện mà Tổng thống Trump đã thua, bao gồm cả quyết định của Tòa án Tối cao bang Wisconsin về kết quả bầu cử.

photo-0
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham. Ảnh: AP

 

11:30 ngày 07/01/2021

Nghị sĩ phản đối bạo loạn lẫn phiếu đại cử tri Pennsylvania

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley, một trong những nhà lập pháp đầu tiên tuyên bố phản đối chứng nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử, đã lên án cuộc bạo loạn hôm 6-1 tại Đồi Capitol nhưng tái khẳng định quyết định phản đối việc đại cử tri bang Pennsylvania bỏ phiếu cho ông Biden.

Ông Josh Hawley, 41 tuổi, người được bầu làm nghị sĩ bang Missouri vào năm 2018, không đưa ra bất kỳ cáo buộc gian lận nào nhưng kêu gọi các nhà lập pháp bang Pennsylvania ban hành các thủ tục mới liên quan đến các lá phiếu gửi qua bưu điện.

photo-0
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley. Ảnh: AP

 

11:23 ngày 07/01/2021

Tu chính án thứ 25 thành điểm nóng

Các thành viên của Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang thúc giục Phó Tổng thống Mike Pence và các thành viên trong nội các của Tổng thống Trump viện dẫn Tu chính án thứ 25 Hiến pháp Mỹ và phế truất ông Trump, theo một tuyên bố của các thành viên ủy ban tối 6-1 (giờ địa phương).

Các thành viên Ủy ban Tư pháp Hạ viện cho biết: “Ngay cả trong video công bố chiều nay, Tổng thống Trump đã tiết lộ rằng ông ấy không khỏe và không thể xử lý và chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Việc Tổng thống Trump sẵn sàng kích động bạo lực và bất ổn xã hội để lật ngược kết quả bầu cử bằng vũ lực rõ ràng phù hợp điều kiện bị phế truất. Các bình luận trên Twitter gần đây của ông ấy, đều bị Twitter xóa, cũng cho rằng cuộc bầu cử đã bị “đánh cắp” và bạo loạn hôm nay đã xảy ra”.

Đài CNN đã đưa tin trước đó rằng một số thành viên nội các đang tổ chức các cuộc thảo luận sơ bộ về việc viện dẫn Tu chính án thứ 25.

11:21 ngày 07/01/2021

Ông Trump "cấm cửa" chánh văn phòng Phó Tổng thống Pence?

Theo các nguồn tin, Tổng thống Trump nói với mọi người rằng ông đã cấm Chánh văn phòng Marc Short của Phó Tổng thống Mike Pence đến Cánh Tây Nhà Trắng hôm 6-1. Trước đó, ông Short được nhìn thấy ở tòa nhà văn phòng điều hành, nơi tách biệt với Nhà Trắng nhưng sau đó, ông dành cả ngày ở Quốc hội.

Lên trên
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo