xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ khó tránh tên lửa Trung Quốc?

Hoàng Phương

Lầu Năm Góc lần đầu tiên xác nhận sự tồn tại của Wu-14, loại vũ khí tấn công siêu thanh mà Bắc Kinh phát triển “để đối phó Mỹ và các nước khác”

Một báo cáo mới được Lầu Năm Góc công bố cảnh báo Trung Quốc đang sở hữu hàng chục tên lửa hạt nhân có khả năng vươn tới hầu khắp lãnh thổ Mỹ.

Chiến tranh UAV

Trong báo cáo thường niên gửi quốc hội, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định trong kho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Trung Quốc, CSS-4 có tầm bắn xa nhất (13.000 km) và có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Mỹ (trừ bang Florida). Theo báo cáo, loại tên lửa này đang được đặt trong những hầm chứa khắp các vùng nông thôn Trung Quốc.

Đứng sau CSS-4 là tên lửa DF-31A, có khả năng tấn công mục tiêu tại phần lớn bờ biển Thái Bình Dương và một số vùng ở miền Trung Tây của Mỹ. Không như CSS-4, DF-31A là tên lửa di động, có nghĩa Bắc Kinh có thể di chuyển nó đến các địa điểm khác nhau trên cả nước nhằm đánh trúng nhiều mục tiêu hơn, đồng thời tránh nguy cơ bị tấn công. DF-31, CSS-3 và CSS-5 cũng là tên lửa di động và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhưng được thiết kế để “răn đe” các nước láng giềng như Nga, Ấn Độ…

Báo cáo còn cho biết Bắc Kinh đang chuẩn bị cho chiến tranh máy bay không người lái (UAV) khi dự định chi 10,5 tỉ USD để chế tạo 41.800 UAV từ năm 2014-2023. “Việc chế tạo UAV tầm xa sẽ cải thiện khả năng trinh sát và không kích của Trung Quốc” - báo cáo nhận định.

Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc lần đầu tiên xác nhận sự tồn tại của Wu-14, loại vũ khí tấn công siêu thanh mà Bắc Kinh đang phát triển “để đối phó Mỹ và những nước khác”. Wu-14 được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Theo trang tin Washington Free Beacon, Bắc Kinh đã thử nghiệm loại vũ khí này 3 lần trong năm 2014.

 

Một vụ phóng tên lửa CSS-4Ảnh: The Washington Times
Một vụ phóng tên lửa CSS-4Ảnh: The Washington Times

 

Nỗi lo công nghệ “phản không”

Tham vọng không gian ngày càng lớn của Trung Quốc cũng thu hút sự quan tâm của quân đội Mỹ. Báo cáo trên nhận định phần lớn hoạt động không gian mà Bắc Kinh tiến hành không phải vì mục đích hòa bình như họ nói mà nhằm chống lại các nước đối thủ trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc khủng hoảng.

Không quân Mỹ cho biết hơn 500 vệ tinh nước này bị đe dọa từ chương trình không gian đang mở rộng nhanh chóng và cái gọi là “công nghệ phản không” (phản kích trong không gian) của Trung Quốc.

Báo cáo nhắc lại việc Bắc Kinh phóng một vật thể không xác định lên không gian ở độ cao khoảng 30.000 km hồi tháng 5-2013. Đây là vị trí gần quỹ đạo địa tĩnh, nơi nhiều quốc gia đặt vệ tinh liên lạc và cảm ứng trái đất. Vật thể lạ này ở trong không gian khoảng 9 giờ rưỡi trước khi quay trở lại trái đất. Báo cáo tin rằng vụ phóng này nhằm kiểm tra các công nghệ phục vụ cho việc tấn công tiềm lực của các nước khác trong quỹ đạo địa tĩnh. Trước đó, hồi tháng 1-2007, một cuộc thử nghiệm của Trung Quốc đã “cố tình phá hủy” một vệ tinh thời tiết không còn hoạt động, tạo ra hàng trăm mảnh vỡ trên quỹ đạo trái đất.

Theo hãng tin Sputnik, những động thái trên sẽ khiến phương Tây, nhất là Mỹ, lo ngại vì những nước này lâu nay dựa nhiều vào vệ tinh để duy trì ưu thế thông tin trước đối thủ. Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã phải đề xuất chi thêm 5 tỉ USD trong 5 năm tới để bảo vệ các vệ tinh quân sự và tình báo.

“Chính phủ Mỹ đang cung cấp nhiều chi tiết hơn bao giờ hết về hoạt động phản không của Trung Quốc. Lầu Năm Góc rõ ràng là ngày càng lo lắng về khả năng không gian, phản không của Trung Quốc” - ông Brian Weeden, chuyên gia Tổ chức Thế giới An toàn (Mỹ), nhận định với Reuters.

 

Mở rộng ảnh hưởng

Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh ngày 11-5 tiết lộ đang thương thảo về việc mở căn cứ quân sự Trung Quốc tại nước mình với thái độ hoan nghênh.

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không xác nhận hoặc bác bỏ tin trên mà chỉ nói chung chung rằng Bắc Kinh muốn “đóng góp nhiều hơn vào hòa bình và ổn định” ở vùng Sừng châu Phi.

Trước đây, Bắc Kinh nhiều lần khẳng định không muốn lập căn cứ quân sự ở nước ngoài để xoa dịu lo ngại về động thái hiện đại hóa quân đội của mình. Tuy nhiên, theo Reuters, các chuyên gia nhận định một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ “mở cửa” với vấn đề lập căn cứ quân sự ở nước ngoài để bảo vệ các lợi ích ngày càng nhiều của mình.

Trong một diễn biến khác cho thấy quyết tâm mở rộng ảnh hưởng khắp thế giới, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ công du 4 nước Nam Mỹ là Brazil, Colombia, Peru và Chile từ ngày 18 đến 26-5. Đây là khu vực mà tầm ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc vẫn bị giới hạn mặc dù hai bên đã có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ.

Lục San

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo