Riêng năm 2014, Trung Quốc đóng mới và được đưa vào sử dụng ít nhất 60 tàu chiến. Xu hướng này có thể tiếp tục trong giữa năm 2015-2016. Theo kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân của Bắc Kinh, hải quân Trung Quốc sẽ có một số tàu sân bay, 26 tàu khu trục, 52 tàu khu trục cỡ nhỏ, 20 tàu hộ tống, 85 tàu tuần tra vũ trang có tên lửa, 56 tàu đổ bộ, 42 tàu thủy lôi và gần 500 tàu hỗ trợ, 10% trong đó là tàu đi biển cỡ lớn.
Mới đây, Trung Quốc đã kết hợp 4/5 đơn vị thành một đơn vị thống nhất là Cục Cảnh sát biển. Cục mới này khắc phục hiện tượng làm việc kém hiệu quả, chồng chéo và qua đó thúc đẩy sự hợp nhất cuối cùng của hầu hết các tổ chức an ninh hàng hải của Trung Quốc.
Nhiều nhà quan sát nghi ngờ rằng Cục Cảnh sát biển mới thành lập này phản ánh chiến thuật cơ bản trong tham vọng bành trướng lãnh thổ và khẳng định chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở biển Đông. Nó sẽ là vỏ bọc cho Trung Quốc trong âm mưu theo đuổi biển Đông bằng cách tránh việc sử dụng các tàu hải quân.
Báo cáo trích dẫn từ cơ quan tình báo Mỹ còn tiết lộ Bắc Kinh đã mất nhiều tháng sơn lại hàng trăm tàu kiểm soát an ninh hàng hải. Trong khi đó, nhiều tàu tuần tra nước này còn được lắp đặt thêm các hệ thống vũ khí như tên lửa và cả ngư lôi. Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang âm thầm lập nên các cơ sở mới dành cho cục này ở biển Đông thông qua hoạt động cải tạo đất phi pháp.
Trong khi đó, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Mark Welsh nhận định nếu Nga và Trung Quốc tiếp tục phát triển với tốc độ như hiện nay, họ có thể vượt Washington trong lĩnh vực máy bay quân sự trong 3-5 năm tới.
Úc kêu gọi Trung Quốc không thiết lập ADIZ trên biển Đông
Trong một cuộc phỏng vấn tại thủ đô Canberra hôm 11-5, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc không thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông, trong bối cảnh giảm thiểu căng thẳng trên vùng biển này đang là một ưu tiên hàng đầu.
Bình luận (0)