Mỹ-Trung ngày càng bất hòa
Mỹ hối thúc ASEAN và TQ cùng làm việc để có thể thông qua một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Bà Nuland nhấn mạnh: “Điều chúng tôi quan tâm nhất lúc này là căng thẳng đang gia tăng giữa các nước. Vì thế, chúng tôi muốn các bên cam kết một thỏa thuận đáp ứng nhu cầu của mọi bên”.
Nga “chọc giận” Nhật
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, Nga sẽ cử 2 tàu chiến đến quần đảo Kuril tranh chấp ở Thái Bình Dương. Động thái này nhiều khả năng sẽ chọc giận Nhật Bản, quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelskoi và tàu kéo Kalar sẽ ghé vào 3/4 hòn đảo thuộc quần đảo Kuril để tham dự lễ tưởng niệm các thủy thủ Xô Viết đã ngã xuống vào thời điểm cuối thế chiến thứ II. Hai con tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương này dự kiến sẽ lên đường vào khoảng thời gian từ ngày 25-8 đến 17-9.
Nga gọi đây là quần đảo Nam Kuril, còn Nhật gọi đó là lãnh thổ phương Bắc của mình. Trong 2 năm qua, các giới chức Nga đã nhiều lần đến quần đảo này khiến phía Nhật lên tiếng phản đối. Nhân vật cao cấp nhất phía Nga đã đến thăm vùng lãnh thổ tranh chấp này là Dmitry Medvedev. Ông đã đến đây 2 lần, vào năm 2010 khi còn là tổng thống và ngày 3-7 năm nay khi làm thủ tướng.
Liên Hiệp Quốc vào cuộc
Ông Ban đã phát biểu như vậy sau khi xảy ra tranh cãi ầm ĩ giữa hai nước trên. Thế nhưng, ông từ chối đưa ra bình luận chi tiết hơn về vấn đề nhạy cảm này. Theo hãng tin Yonhap, ông Ban nói rằng ở cương vị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông không được phép thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề lãnh thổ như vậy.
Tuần trước, ông Lee Myung-bak đã trở thành vị tổng thống Hàn Quốc đầu tiên đặt chân lên quần đảo này khiến phía Nhật phản ứng mạnh. Tokyo đã triệu hồi đại sứ ở Seoul về nước và gửi công điện chính thức cho đại sứ Hàn Quốc tại Tokyo phản đối vụ việc.
Điều đáng chú ý ở đây là quần đảo Dokdo - vùng lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản tranh chấp - gồm 2 hòn đảo vươn lên khỏi mặt biển hơn 168 m, bao quanh đó là hàng chục khối đá sắc nhọn nhô lên từ dưới biển. Quần đảo này cách Hàn Quốc 135 hải lý, cách Nhật Bản 155 hải lý. Giá trị thực của quần đảo này là nguồn lợi hải sản ở vùng biển xung quanh đó cũng như trữ lượng dầu khí ở đáy biển.
Tàu Nhật đâm thẳng vào tàu Hồng Kông Các nhà hoạt động đảo Đài Loan buộc phải hủy kế hoạch cùng tàu Hồng Kông đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để khẳng định chủ quyền do chính quyền ông Mã Anh Cửu can thiệp. Theo Thời báo Đài Bắc, một nguồn tin cho biết Mã Anh Cửu đã gây sức ép để thuyền trưởng tàu cá Đài Loan không được phép ra biển vì nghĩ rằng chuyến ra khơi lần này nhiều khả năng xảy ra xung đột. Còn đài truyền hình Phượng Hoàng - Hồng Kông cho biết Đài Loan không tham gia vì sắp có bão. Như vậy, Tân Văn Xã xác nhận chỉ có tàu Hồng Kông thực hiện kế hoạch ngăn chặn Nhật Bản tuyên bố chủ quyền ở Điếu Ngư/Senkaku. Vào chiều 15-8, báo The Standard - Hồng Kông cho biết chiếc tàu chở các nhà hoạt động ở Hồng Kông đã mắc cạn ở các bãi đá xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trước đó, khi còn cách Điếu Ngư/Senkaku 10 hải lý, một tàu tuần tra Nhật đã đâm thẳng làm hư mũi tàu này. Tuy nhiên, mọi người trên tàu đều an toàn. Huệ Bình |
Bình luận (0)