Tình huống giả định là nước này hứng chịu một cuộc tấn công bằng một ICBM. Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) của Mỹ cho hay tên lửa đánh chặn được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg ở California và bắn hạ ICBM nói trên xuất phát từ TP Kwajalein Atoll trên quốc đảo Marshall Islands trên Thái Bình Dương.
Một vụ thử nghiệm tên lửa từ căn cứ không quân Vandenberg ở California năm 2016. Ảnh: MDA
Lầu Năm Góc nói rằng vụ thử nghiệm đã được lên kế hoạch từ lâu, song nó diễn ra giữa lúc căng thẳng gia tăng với Triều Tiên.
Trong một tuyên bố, Giám đốc MDA, Phó Đô đốc Jim Syring, gọi vụ thử nghiệm nói trên là một “cột mốc quan trọng”, đồng thời khẳng định việc ngăn chặn một mục tiêu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là rất phức tạp và đây là một thành tựu phi thường.
“Hệ thống này vô cùng quan trọng đối với việc phòng thủ của đất nước chúng tôi, và vụ thử nghiệm làn này đã chứng minh chúng tôi có năng lực ngăn chặn tên lửa đáng tin cậy nhằm chống lại một mối đe dọa thực sự”- ông Syring nhấn mạnh.
Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ thử đánh chặn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, các lần thử trước đây chỉ là đánh chặn tên lửa tầm trung. Vụ thử tên lửa đánh chặn diễn ra sau khi Triều Tiên phóng tên lửa thứ 3 trong vòng 3 tuần qua, đồng thời là vụ thử nghiệm tên lửa thứ thứ 9 trong năm nay của nước này.
Tên lửa thử nghiệm mới nhất thuộc loại Scud đã bay khoảng 450km trước khi rơi xuống cùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Ngày 30-5, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết Chủ tịch Kim Jong-un đích thân giám sát vụ thử tên lửa đạn đạo mới được kiểm soát bằng hệ thống dẫn đường chính xác và yêu cầu phát triển thêm nhiều vũ khí chiến lược mạnh mẽ hơn.
Theo KCNA, tên lửa mới nhất được trang bị hệ thống tự động tiên tiến hơn so với các thế hệ tên lửa Hwasong, hay còn gọi là tên lửa lớp Scud, trước đây.
Bình luận (0)