xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ lên tiếng ủng hộ Việt Nam

Hoàng Phương

Việc Trung Quốc leo thang căng thẳng với Việt Nam cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng dùng quân sự để đạt mục tiêu chính trị

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 28-5 cảnh báo Washington sẵn sàng đáp trả “sự gây hấn” của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng, đồng thời nhấn mạnh quân đội nước này có thể buộc phải vào cuộc.

Can thiệp quân sự khi cần

Trong bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại tại Học viện Quân sự West Point, Tổng thống Obama khẳng định Mỹ “ủng hộ các nước ASEAN xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) với Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền hàng hải ở biển Đông”.

Nhân dịp này, ông chủ Nhà Trắng kêu gọi Thượng viện Mỹ thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để củng cố sức mạnh cho Washington trong việc kêu gọi Trung Quốc hành xử theo công ước này.

 

Tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đối đầu gần quần đảo Hoàng Sa hôm 27-5 Ảnh: ASAHI

Tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đối đầu gần quần đảo Hoàng Sa hôm 27-5

Ảnh: ASAHI

 

Nhận định với TTXVN về bài diễn văn trên, ông Gregory Poling, chuyên gia nghiên cứu về châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS, Mỹ), cho rằng ông Obama đã gửi một thông điệp mạnh mẽ liên quan tới căng thẳng ở biển Đông. Ông cho biết: “Tổng thống nói về vai trò của COC và lần đầu tiên nhắc tới sự quan trọng của UNCLOS. Ông Obama cũng rất khéo léo khi sử dụng từ ngữ để đưa ra thông điệp Mỹ có thể can thiệp quân sự khi cần”.

Cùng ngày, nghị sĩ J. Randy Forbes - Chủ tịch Tiểu ban Về các lực lượng và sức mạnh trên biển thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ - ra thông cáo báo chí lên án các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.

Theo ông, việc Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng, kể cả làm chìm một tàu cá của Việt Nam, càng củng cố quan điểm Bắc Kinh sẵn sàng dùng quân sự để đạt các mục tiêu chính trị. Cách hành xử của Trung Quốc cho thấy cần phải có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Philippines, Indonesia lo ngại

Bộ Quốc phòng Philippines (DND) hôm 28-5 cho biết họ cực kỳ lo ngại trước hành động Trung Quốc đánh chìm tàu cá Việt Nam.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng nói chính phủ ông đang soạn thảo kế hoạch khẩn cấp để đối phó với nguy cơ Trung Quốc xâm phạm thô bạo các vùng tranh chấp ở biển Đông. Ông khẳng định lực lượng vũ trang, bảo vệ bờ biển và những cơ quan liên quan của Philippines đang xem xét các kịch bản và biện pháp đối phó.

Trong khi đó, theo Bloomberg, Indonesia đang có kế hoạch triển khai trực thăng tấn công ở các đảo của họ tại cực Nam biển Đông và tăng cường sức mạnh hải quân.

Ông Tim Huxley, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại Singapore, nhận định: “Indonesia đang chuyển hướng để đối phó với mối đe dọa từ bên ngoài. Quan điểm không để biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc và bảo đảm tự do hàng hải đang ảnh hưởng đến chi tiêu và mua sắm quốc phòng của Indonesia”.

Các nước Đông Nam Á lo lắng không thừa khi một số chuyên gia công nghiệp Trung Quốc nói với Reuters rằng giàn khoan Hải Dương 981 sẽ được di chuyển tới các khu vực khác trên biển Đông sau khi hoàn tất thăm dò trái phép gần quần đảo Hoàng Sa.

Ông Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quốc gia về biển Đông tại đảo Hải Nam, mạnh miệng nói Bắc Kinh đang gửi tín hiệu rõ ràng tới cộng đồng quốc tế rằng họ có khả năng khai thác ở vùng nước sâu, bất chấp việc bị phản đối mạnh mẽ.

 

Thủ đoạn thâm độc

Các phóng viên Nhật Bản bày tỏ lo ngại trước sự ngang ngược của tàu Trung Quốc sau chuyến đi thực địa ra nơi giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép trong ngày 26 và 27-5.

Bài viết của phóng viên báo Yomiuri nhận định hành vi của tàu Trung Quốc ngày càng cực đoan, chẳng hạn tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hay 2 tàu Trung Quốc kẹp tàu Việt Nam vào giữa và phun nước bằng vòi rồng. Theo tác giả, Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng khi cho dời giàn khoan và bắt đầu giai đoạn 2 bất chấp Việt Nam và quốc tế phản đối mạnh mẽ.

Phóng viên báo Asahi mô tả 9 tàu Trung Quốc đã bao vây 5 tàu Việt Nam, trong đó có tàu chở các phóng viên Việt Nam và nước ngoài, để chặn đường đến giàn khoan. Tàu Trung Quốc tỏ rõ sự hung hăng khi cố tình lao đến cách tàu kiểm ngư Việt Nam chỉ khoảng 30 m dù tàu này đã ngừng di chuyển. Bài báo cũng dẫn lời nhiều ngư dân Việt Nam kể lại họ bị phía Trung Quốc tấn công dã man gần quần đảo Hoàng Sa.

Tạp chí The Diplomat nhận định những diễn biến hiện nay cho thấy dã tâm của Trung Quốc trong việc quyết tâm thay đổi hiện trạng biển Đông. Không chỉ tìm cách ép buộc tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam phải ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thâm độc hơn, Bắc Kinh còn giở thủ đoạn đâm tàu vào tàu đối phương để Việt Nam không còn đủ tàu đối phó trong khu vực xung quanh giàn khoan.

Những nghiên cứu mới đây của chuyên gia Scott Bentley tại Trung tâm An ninh hàng hải quốc tế cho thấy Trung Quốc cố tình phá hoại các thiết bị liên lạc và ăng-ten trên tàu Việt Nam bằng vòi rồng. Đây là chiến thuật nhằm cắt đứt liên lạc giữa các tàu Việt Nam.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo