Dự luật trên áp dụng đối với viên chức và đặc phái viên ngoại giao của Nga, báo UA Today tiết lộ hôm 1-12. Nếu như được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công nhận là không thực hiện hành vi nào sai trái và báo cáo lên Quốc hội, nhà ngoại giao đó mới được phép đi lại xa hơn giới hạn 40 km.
Ông Viktor Olevich, nhà khoa học chính trị kiêm chuyên gia về quan hệ Mỹ - Nga, nói với trang Pravda.ru rằng dự luật sẽ được trình lên Thượng viện Mỹ xem xét và cần tổng thống ký duyệt trước khi có hiệu lực.
Tuy nhiên, khả năng trên rất khó xảy ra vì nếu Mỹ áp dụng biện pháp hạn chế đi lại đối với các nhà ngoại giao Nga, Moscow có thể sẽ không ngần ngại ăn miếng trả miếng. Cụ thể, các nhà ngoại giao Mỹ cũng sẽ bị hạn chế đi lại tại Nga, theo trang Pravda.Ru.
Trong khi đó, đại diện cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Nga thường xuyên di chuyển. Họ đi đến nhiều thành phố trên khắp nước Nga, tổ chức các cuộc họp với phe đối lập, nhà hoạt động tự do thân phương Tây, phát biểu trước du học sinh…
Vậy nên, trang Pravda.Ru nhận định nếu Washington thi hành dự luật này, các nhà ngoại giao Mỹ hẳn sẽ rất khó chịu trong trường hợp phải chịu lệnh hạn chế tương tự.
Một ủy ban đặc biệt nhằm chống lại ảnh hưởng bí mật của Nga tại Mỹ và phương Tây cũng được thành lập theo sau dự luật – được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 30-11 với 390 phiếu thuận/30 phiếu chống.
Mục đích ra đời của ủy ban này là diệt trừ tham nhũng, vi phạm nhân quyền, khủng bố và ám sát do cơ quan an ninh hoặc giới tinh hoa chính trị của Nga giật dây.
Bình luận (0)