xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - Nga lại ra oai tên lửa

LỤC SAN

Các tên lửa được triển khai ở Kaliningrad có thể bắn trúng các mục tiêu của NATO ở Ba Lan, Lithuania, thậm chí cả Đức

Nga hôm 16-12 xác nhận đã triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật gần biên giới với các nước Baltic thuộc NATO. Thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn quân đội Nga, tuyên bố: “Việc triển khai các tiểu đoàn tên lửa Iskander trên lãnh thổ quân khu miền Tây không vi phạm bất kỳ thỏa ước quốc tế nào”. Tuy nhiên, ông Konashenkov từ chối cung cấp chi tiết về số lượng tên lửa được triển khai cũng như vị trí của chúng.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf bày tỏ lo ngại trước sự kiện này. Bà Harf nhấn mạnh: “Chúng tôi khuyên Nga không thực hiện những bước đi làm mất ổn định trong khu vực”. Ba Lan và 3 nước vùng Baltic cũng lên tiếng báo động.

Cuối tuần qua, báo Bild của Đức đưa tin Nga đã âm thầm di chuyển 10 hệ thống tên lửa Iskander-M (SS-26 Stone) đến vùng Kaliningrad, miền cực Tây nước Nga, dọc theo biên giới các nước Estonia, Latvia và Lithuania. Đây được xem là hành động đáp trả việc Mỹ và NATO có kế hoạch thiết lập một phần hệ thống lá chắn tên lửa (NMD) ở châu Âu tại biên giới Nga. Tại cuộc gặp gỡ giới lãnh đạo quân đội Nga tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin chỉ trích kế hoạch NMD ở châu Âu sẽ hủy hoại sự cân bằng sức mạnh trên thế giới. Theo ông, nước Nga cần phải nâng cấp vũ khí để duy trì thế bình đẳng với các nước đang tích cực hiện đại hóa quân đội. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu sau đó cam đoan sẽ theo đuổi việc triển khai tên lửa hạt nhân Iskander ở Kaliningrad.
img
Hệ thống tên lửa di động Iskander của Nga Ảnh: RIA NOVOSTI

Các tên lửa được triển khai ở Kaliningrad có thể bắn trúng các mục tiêu của NATO ở Ba Lan, Lithuania, thậm chí cả Đức. Theo hãng tin RIA Novosti, với tầm bắn 400-500 km, Iskander-M không thuộc loại tên lửa hạt nhân tầm trung bị cấm trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung do Nga và Mỹ ký kết năm 1987.

Tuy nhiên, theo ước tính của Công ty Phân tích chiến lược Stratfor (Mỹ), chỉ có 60 tên lửa Iskander sẽ “ra lò” vào năm 2015, quá ít để gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với phương Tây. Chuyên gia Alexander Konovalov thuộc Viện Đánh giá chiến lược của Moscow nhận xét: “Nếu Moscow di chuyển tất cả Iskander về phía Tây, sẽ không còn đủ tên lửa để bảo vệ biên giới phía Nam và phía Đông - nơi thực sự cần thiết”.

Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc và Đức) cũng liên quan đến vấn đề này. Không lâu sau khi thỏa thuận đạt được vào cuối tháng 11 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Mỹ không còn động cơ gì để xây dựng NMD ở châu Âu bởi mối đe dọa hạt nhân từ Tehran không còn.

Thế nhưng, trong cuộc họp qua video đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu hôm 16-12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố thỏa thuận trên không buộc Mỹ phải thay đổi kế hoạch NMD. Lầu Năm Góc tuyên bố: “Bộ trưởng Hagel nhấn mạnh rằng nỗ lực phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO không hề đe dọa đến an ninh nước Nga. Ông cũng kêu gọi 2 bên bàn bạc thêm”. Ngoài ra, Hải quân Mỹ thông báo trong năm 2014, Lầu Năm Góc sẽ triển khai các tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis tại châu Âu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo