Một quan chức Washington có liên quan đến cuộc điều tra hôm 29-12 tiết lộ họ đang xem xét khả năng Bình Nhưỡng nhờ “bên thứ ba” can thiệp mà không trực tiêp nhúng tay vào.
Cuộc tấn công hệ thống máy tính của Sony được coi là vụ phá hoại nghiêm trọng nhất đối với một công ty đang hoạt động trên đất Mỹ. Nhóm tin tặc tự xưng “Những kẻ bảo vệ hòa bình” không chỉ đánh cắp một lượng lớn dữ liệu mà còn xóa sạch nhiều ổ đĩa cứng, khiến một số mạng lưới của hãng phim ngưng hoạt động hơn 1 tuần.
Trước khi giới chức Mỹ mở cuộc điều tra nghiêng về giả thuyết Bình Nhưỡng được sự giúp đỡ của tin tặc nước ngoài, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã kết luận Triều Tiên là chủ mưu vụ tấn công Sony. FBI tuyên bố: “Chính phủ Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi trộm cắp và phá hủy dữ liệu của Công ty giải trí Sony Pictures”.
Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật bắt đầu hoài nghi khẳng định của FBI. Công ty tư vấn toàn cầu Taia cho biết bản phân tích thông tin liên lạc giữa các tin tặc bị nghi ngờ cho thấy họ có khả năng đến từ Nga hơn là Triều Tiên. Còn Công ty an ninh mạng Norse cho rằng một người từng làm việc cho Sony đã giúp khởi động vụ tấn công.
Trong khi đó, một nhóm người nhận trách nhiệm vụ tấn công đã đăng tải lên mạng Internet lý do đột nhập vào máy tính của Sony, đó là bởi họ tức giận hãng này phát hành bộ phim The Interview xuyên tạc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Bên phía Triều Tiên, Bình Nhưỡng phủ nhận các cáo buộc và dọa đáp trả bất kỳ hành động trả đũa nào của Washington.
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!