Cụ thể, Washington đã phái ông Robert Strayer - phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về chính sách mạng, liên lạc và thông tin quốc tế - làm việc với các quan chức Anh trong ngày 29-4.
Ông Strayer là người đi đầu trong nỗ lực vận động các nước nói không với thiết bị của Huawei. Ông Strayer từng cho rằng nếu các quốc gia thực thi những những khuôn khổ bảo mật dựa trên rủi ro, điều này chắc chắn dẫn đến việc cấm sử dụng sản phẩm của Huawei.
Nỗ lực gây sức ép mới nhất của Mỹ diễn ra sau khi có thông tin bị rò rỉ tiết lộ Anh đồng ý cho phép Huawei giúp xây dựng mạng viễn thông 5G tại nước này.
Quyết định này được đưa ra tại một cuộc họp mật của Hội đồng An ninh Quốc gia Anh hôm 23-4 bất chấp sự phản đối của 5 bộ trưởng. Theo một nguồn tin, Thủ tướng Anh Theresa May đã ủng hộ quyết định trên và thông báo chính thức dự kiến công bố trong thời gian tới.
Ông Robert Strayer. Ảnh: Reuters
Mỹ đang vận động các nước nói không với thiết bị viễn thông của Huawei. Ảnh: EPA-EFE
Dù vậy, trong trường hợp bà May không còn làm thủ tướng, quyết định liên quan đến Huawei có thể bị đảo ngược. Một nguồn tin thân cận với cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson cho biết ông có thể xem xét lại quyết định nếu lên thay bà May.
Song song đó, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond xác nhận London đã mở cuộc điều tra về vụ rò rỉ thông tin về Huawei.
Cuộc điều tra tập trung vào 5 bộ trưởng phản đối quyết định cho phép Huawei có quyền bán những thiết bị "không phải là cốt lõi" trong hạ tầng mạng di động 5G của Anh.
Cả 5 nquan chức này - Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid, Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt, Bộ trưởng Quốc phòng Gavin Williamson, Bộ trưởng Phát triển Penny Mordaunt và Bộ trưởng Thương mại Liam Fox - đều phủ nhận, cho biết không liên quan đến vụ rò rỉ thông tin mật.
Trong khi đó, tại Hà Lan, tập đoàn viễn thông KPN sẽ chọn "một công ty phương Tây" tham gia phát triển phần "cốt lõi" của mạng 5G sau khi Đại sứ Mỹ tại Amsterdam, ông Pete Hoekstra, chỉ trích công ty này có kế hoạch trao hợp đồng cho Huawei.
Bình luận (0)