Dù chi hàng tỉ USD, Mỹ vẫn thiếu một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đáng tin cậy để bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi các đối thủ tiềm tàng. Mỹ hiện có một số biện pháp phòng thủ trước một cuộc tấn công tên lửa có thể xảy ra từ Triều Tiên nhưng ngay cả những hệ thống này cũng cần đầu tư mới hàng tỉ USD cho những cải tiến cần thiết.
Một giải pháp tạm thời tốt cho Mỹ là sử dụng Arrow-3 của Israel để bảo vệ an ninh nội địa, dành thời gian để phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới.
Mỹ có 3 hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ và một hệ thống trên biển. Trong số các hệ thống trên đất liền, hệ thống tên lửa đánh chặn giữa đường trên mặt đất (GBI) có khả năng quan trọng nhất để bảo vệ lãnh thổ khỏi một vụ phóng ICBM.
Tuy nhiên, GBI đã hoạt động kém trong các thử nghiệm.Trên thực tế, Lầu Năm Góc đã quyết định loại bỏ Tập đoàn Boeing, nhà thầu chính của GBI và trao một hợp đồng "tạm thời" cho các Tập đoàn quốc phòng Northrop và Lockheed để chế tạo 20 tên lửa đánh chặn. Các hợp đồng mới trị giá 3,7 tỉ USD.
Ngày nay, các bệ phóng và radar GBI được đặt tại Căn cứ Không quân Fort Greely, Alaska và Vandenberg gần Lompoc ở quận Santa Barbara, bang California. Mỹ hiện chỉ có 44 tên lửa đánh chặn và không có tên lửa nào có thể bảo vệ trước cuộc tấn công có thể xảy ra từTrung Quốc, Nga hoặc thậm chí Iran.
Mỹ có một số hệ thống phòng thủ tên lửa khác, nhưng không có hệ thống nào có khả năng chống lại tên lửa đạn đạo tinh vi. Đây là tên lửa bay với tốc độ siêu âm hoặc gần siêu âm và có thể mang nhiều đầu đạn cùng nhiều mồi nhử và các thiết bị che chắn khác.
Mỹ thiếu hệ thống tên lửa phòng thủ đạn đạo đáng tin cậy. Ảnh: Facebook
Trong khi đó, Trung Quốc tuy tham gia muộn nhưng ngày nay nước này có một số loại tên lửa tầm xa. Các quốc gia khác bao gồm Pháp, Anh và Ấn Độ đã có tên lửa có thể mang nhiều hơn một đầu đạn. Iran đang nghiên cứu một tên lửa tầm xa có ít nhất hai đầu đạn và có thể nhiều hơn. Triều Tiên cũng cho biết họ đang nghiên cứu tên lửa siêu thanh.
Do chỉ có 44 tên lửa ở Alaska và Vandenberg, khả năng ngăn chặn mối đe dọa từ hơn 10 tên lửa tấn công là rất thấp.
Trung Quốc có khoảng 50 - 75 tên lửa liên lục địa (ICBM) và đang mở rộng số lượng cũng như gia cố tên lửa trong các hầm chứa ở các địa điểm mới. Triều Tiên, theo đánh giá của Mỹ, có khoảng 12 ICBM nhưng số lượng và mức độ tinh vi ngày càng lớn.
Ngay bây giờ, Triều Tiên có thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Mỹ ở Bờ Tây và tấn công các mục tiêu của Mỹ. Nga có khoảng 310 ICBM được triển khai có thể mang tới 1.189 đầu đạn.
Để tự bảo vệ, Mỹ phải triển khai 3 hệ thống khác bên ngoài đất nước. Đó là hệ thống THAAD (Phòng không tầm cao giai đoạn cuối), Patriot PAC 3 cùng hệ thống trên biển và đất liền AEGIS với các tên lửa đánh chặn tương đối mới, SM-3 và SM-6, để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa.
Mỹ đưa tên lửa chống hạm đến Thái Bình Dương
Tên lửa chống hạm mới trên mặt đất NMESIS vừa được thử nghiệm thành công vào một mục tiêu ngoài khơi từ bãi Barking Sands, bang Hawaii - Mỹ.
NMESIS được Lầu Năm Góc chuẩn y là loại vũ khí chức năng đặt trên bờ biển Hawaii trong khoảng thời gian 2 năm, theo trang tin Breaking Defense.
Đây là loại vũ khí sử dụng Tên lửa tấn công chống hạm do Tập đoàn Kongsberg của Na Uy sản xuất.
Theo thông tin, một đơn vị Thủy quân lục chiến tại Trại Pendleton ở bang California cũng sẽ nhận được tên lửa NMESIS vào tháng 10 để đưa vũ khí này vào hoạt động trong 2 năm tới.
Bình luận (0)