xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - Trung hết "tuần trăng mật"

Xuân Mai

Tổng thống Donald Trump dành hàng loạt đăng tải Twitter ngày 24-6 tố cáo người tiền nhiệm Barack Obama không làm gì để chống lại hành động can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ

Báo Washington Post hôm 24-6 đăng tải bài viết nói rằng "tuần trăng mật" trong quan hệ của Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc đã đi đến hồi kết.

Trắc trở

Tờ báo uy tín của Mỹ cho rằng quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh có vẻ sắp tiến tới một giai đoạn trắc trở nếu Bắc Kinh không bắt đầu thay đổi một số chính sách lâu năm của mình.

Mỹ - Trung hết tuần trăng mật - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp hồi tháng 4-2017

tại bang Florida - Mỹ Ảnh: AP

Về vấn đề Triều Tiên, trong tuần qua, chính quyền ông Donald Trump đã tỏ rõ với Bắc Kinh rằng những nỗ lực của nước này trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là chưa đủ. Hôm 21-6, trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis sau vòng đầu tiên của Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ - Trung ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tái khẳng định Trung Quốc có trách nhiệm gây áp lực về kinh tế và ngoại giao nhiều hơn nữa lên Triều Tiên nếu muốn ngăn tình hình trong khu vực leo thang căng thẳng. Tuyên bố thẳng thừng này không chỉ được đưa ra sau một loạt vụ thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên mà còn sau cái chết của công dân Mỹ Otto Warmbier, người bị Bình Nhưỡng bắt giam hơn 1 năm qua.

Bước đi kế tiếp của vị tổng thống Mỹ khó lường, không dễ đoán song giới phân tích cho rằng rõ ràng chính quyền của ông đang cân nhắc điều mà những người tiền nhiệm của ông chưa dám. Đó là trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên và tạo điều kiện phát triển cho chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Dưới thời ông Barack Obama, chỉ có 1 công ty Trung Quốc như thế bị trừng phạt.

Bên cạnh đó, chính quyền ông Barack Obama từng chuẩn bị bán gói vũ khí cho Đài Loan nhưng Tổng thống Donald Trump đã tạm hoãn thương vụ này để chờ xem phản ứng của Trung Quốc về Triều Tiên. Trước việc Trung Quốc chưa có động thái cứng rắn với Triều Tiên, Hạ viện Mỹ đang hối thúc chính quyền khởi động lại thương vụ với Đài Loan.

Về vấn đề thương mại và đầu tư, trong chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái, ông Donald Trump cam kết sẽ áp thuế 45% đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ và gắn mác thao túng tiền tệ lên Bắc Kinh ngay ngày đầu nhậm chức. Sau đó, ông đảo ngược quan điểm này và cam kết sẽ thiết lập quan hệ tốt với Trung Quốc nếu Bắc Kinh hành động nhiều hơn nữa về vấn đề Triều Tiên. Theo Washington Post, nay triển vọng từ sự giúp sức từ đồng minh thân cận của Triều Tiên đang dần biến mất, những khúc mắc trong quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ trỗi dậy.

Đảo chiều với Nga?

Trong phiên điều trần trước quốc hội hôm 21-6, đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho rằng bất kỳ quyết định nào công nhận Trung Quốc là "nền kinh tế thị trường" đều sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ông Lighthizer một ngày sau đã phản đối kế hoạch của Công ty Ford Motor (Mỹ) chuyển hoạt động sản xuất sang Trung Quốc và sau đó xuất khẩu xe trở lại thị trường Mỹ.

Trong khi quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc đối mặt những thay đổi đáng kể thì phát ngôn bất ngờ mới đây của ông chủ Nhà Trắng quanh nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ cũng làm dấy lên những suy đoán về sự đảo chiều tiềm tàng trong quan điểm với Moscow. Tổng thống Donald Trump dành hàng loạt đăng tải Twitter ngày 24-6 để tố cáo người tiền nhiệm Barack Obama không làm gì để chống lại hành động can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ. Nó được đưa ra sau khi tờ Washington Post thực hiện một bài viết dài xung quanh việc ông Obama biết về sự can thiệp trực tiếp của Nga từ cuối tháng 8-2016. Ông chủ Nhà Trắng đã dùng những từ như "quấy rối chính trị", "làm sai lệch" để nói về 17 cơ quan tình báo Nga bị tố can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Theo tạp chí Slate (Mỹ), các đăng tải của tổng thống Mỹ đều tập trung đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiệm nhưng dường như là sự thừa nhận đầu tiên của ông về chuyện can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử mà ông đã giành thắng lợi trước ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Các cáo buộc về can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm ngoái nhằm tạo lợi thế cho ông Donald Trump đã phủ bóng đen lên 5 tháng nắm quyền đầu tiên của tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ông đã liên tục phủ nhận các cáo buộc này và gọi những cuộc điều tra là "gây phiền nhiễu". 

Trung Quốc theo sát cuộc gặp của thủ tướng Ấn Độ với ông Donald Trump

Báo India Today ngày 25-6 cho biết Bắc Kinh đã tuyên bố như vậy trước cuộc gặp đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng diễn ra vào ngày 26-6.

Theo tờ báo của Ấn Độ, 3 ngày trước cuộc gặp này, Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu đầu tiên của sự lo lắng về việc thắt chặt hơn trong quan hệ Mỹ - Ấn. Trả lời câu hỏi về quan hệ Mỹ - Ấn tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương xét tới cuộc gặp giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Donald Trump, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cảnh báo New Delhi và Washington không khuấy đảo "hòa bình và ổn định ở biển Đông".

India Today khẳng định Bắc Kinh có lý do để khó chịu với bước tiến trong quan hệ giữa Ấn Độ - một trong 2 hàng xóm lớn nhất của Trung Quốc - với Mỹ. Ông Modi là một trong những nguyên thủ thế giới đầu tiên mà ông Donald Trump điện đàm sau khi nhậm chức. Khi thủ tướng Ấn Độ đặt chân tới Washington DC ngày 25-6 cho cuộc gặp 20 giám đốc điều hành hàng đầu của Mỹ trước khi tới Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thể hiện sự đón chào nồng ấm trên Twitter, gọi ông Modi là một người bạn thực sự và nhấn mạnh hai bên có những vấn đề chiến lược để thảo luận.

Theo đài CNBC (Mỹ), các chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ nhận định ông Donald Trump muốn Ấn Độ là đồng minh chủ chốt để đối trọng sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á. Chính sách này đã được theo đuổi từ thời cựu Tổng thống Barack Obama và ông Donald Trump được cho là sẽ tăng cường nỗ lực gấp đôi, nhất là sau khi ông đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Không phải ngẫu nhiên Ấn Độ là quốc gia đầu tiên nằm ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa được chính quyền của ông Donald Trump tán thành hợp đồng bán 22 máy bay không người lái Guardian. Theo nhận định của báo giới Ấn Độ, những chiếc máy bay giám sát do hãng General Atomics (Mỹ) sản xuất này được cho là bước ngoặt quan trọng giúp Hải quân Ấn Độ thay đổi cục diện trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động ở Ấn Độ Dương. Trong khi đó, chính quyền của ông Donald Trump gần đây cũng nhấn mạnh muốn tăng cường quan hệ năng lượng hạt nhân với New Delhi.Thu Hằng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo