xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nam Phi thừa nhận thông dịch viên bị tâm thần phân liệt

P.Nghĩa (Theo Reuters)

(NLĐO) – Sau khi thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu trong buổi lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela thừa nhận mình bị tâm thần phân liệt dẫn đến ảo giác trong khi chuyển tải thông điệp ngôn ngữ của các nguyên thủ quốc gia, chính phủ Nam Phi cũng lên tiếng xác nhận thông tin trên.

Thông dịch viên Thamsanqa Jantjie, 34 tuổi, trả lời một tờ báo ở Johannesburg hôm 12-12 rằng ông nghe thấy có tiếng nói vang lên trong đầu và bị ảo giác khi đang dịch, dẫn đến nhiều cử chỉ không mang ý nghĩa cụ thể khiến cho cộng đồng người khiếm thính trên toàn thế giới cảm thấy bị xúc phạm. “Tôi chỉ có một mình trong tình huống rất nguy hiểm. Tôi đã cố gắng kiểm soát bản thân và cố gắng không cho mọi người thấy những gì đang xảy ra. Tôi thành thực xin lỗi” – ông nói.
Chính phủ Nam Phi sau đó  thừa nhận Jantjie không phải là một thông dịch viên chuyên nghiệp nhưng vẫn để ông lọt qua vòng kiểm tra và đứng cạnh các nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama tại lễ tưởng niệm hôm 10-12.
 
img
   Thông dịch viên Jantjie (phải) chỉ tay vô nghĩa khi Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee
phát biểu tại lễ tưởng niệm. Ảnh: Reuters

Ông Jantjie làm việc cho công ty SA Interpreters, được đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC) thuê tới sân vận động FNB ở Johannesburg để thông dịch. Khi vụ việc vỡ lở, các quan chức chính phủ Nam Phi tìm đến các quản lý của công ty SA để điều tra làm rõ nhưng những người này đã bỏ trốn.

Thứ trưởng Bộ Trẻ em, Phụ nữ và Người khuyết tật Hendrietta Bogopane-Zulu tỏ vẻ thông cảm cho tình cảnh của người thông dịch viên khi phát biểu trong một cuộc họp báo: “Có một sai lầm đã xảy ra. Ông ấy bị quá tải và không sử dụng những dấu hiệu bình thường. Nhưng chúng tôi chấp nhận tất cả".

Sau khi bị Hiệp hội người khiếm thính Nam Phi gọi là kẻ giả mạo, ông Jantjie bùi ngùi cho biết bản thân không ý thức được những gì đang diễn ra lúc đó mặc dù ông đã dùng thuốc chống tâm thần phân liệt trước buổi lễ tưởng niệm. Ông Jantjie cũng bị các chuyên gia ngôn ngữ ký hiệu tố cáo rằng ngay cả những dấu hiệu cơ bản như "cảm ơn" hoặc "Mandela" ông ta cũng không hề biết.
 
Chính phủ Mỹ cho biết vấn đề tổ chức buổi lễ là trách nhiệm của Nam Phi, nhưng cũng bày tỏ sự lo ngại về vấn đề kiểm soát an ninh của nước chủ nhà sau sự cố.  
Vụ việc trên đã gây thêm sức ép cho Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, người đang đối mặt với hàng loạt cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông và chính phủ thời gian gần đây. Ông đã bị chính người dân la ó tại buổi lễ tưởng niệm ông Mandela.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo