xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Nếu Mỹ xin lỗi, Nhật cũng phải xin lỗi vụ Trân Châu cảng..."

Xuân Mai (Theo Reuters)

(NLĐO) – Tổng Thống Mỹ Barack Obama hôm 27-5 trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm TP Hiroshima - Nhật Bản và bài phát biểu của ông tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình khiến nhiều người xúc động.

“Chúng tôi đến đây để suy tưởng về một sức mạnh khủng khiếp xảy ra trong quá khứ không xa. Chúng tôi đến đây để thương tiếc những người đã mất” – Ông Obama nói sau khi đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm hòa bình.

Hàng ngàn người đã chết ngay lập tức khi Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6-8-1945. Tới cuối năm đó, con số người chết vào khoảng 140.000 người.

Trước khi đặt vòng hoa tưởng niệm, ông Obama đã đến thăm bảo tàng trưng bày hình ảnh về các nạn nhân trong vụ đánh bom nguyên tử. Tại đây, ông viết vào sách tưởng niệm: “Chúng tôi hiểu nỗi đau của chiến tranh. Giờ đây chúng ta hãy quyết tâm cùng nhau đem lại hòa bình và theo đuổi một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.


Tổng thống Obama ôm an ủi ông Mori. Ảnh: Reuters

Tổng thống Obama ôm an ủi ông Mori. Ảnh: Reuters

"Tổng thống đương nhiệm của Mỹ thăm Hiroshima chỉ là bước đầu tiên. Muốn nghe lời xin lỗi từ một tổng thống Mỹ có lẽ phải mất 10 năm nữa.

Nếu Nhật Bản nói Mỹ phải xin lỗi thì chúng ta cũng phải xin lỗi vụ Trân Châu cảng. Chuyện này không thể xảy ra trong tình cảnh hiện nay. Ở Mỹ, người ta cho là chiến tranh kết thúc sớm nhờ Mỹ đã ném bom nguyên tử. Nếu tổng thống Mỹ xin lỗi, nước Mỹ sẽ không chấp nhận"

- Ông Kenji Ishida, một tài xế taxi 68 tuổi

Sau bài phát biểu tại khu tưởng niệm, ông Obama đã bắt tay và trò chuyện với những người sống sót trong hai vụ đánh bom nguyên tử vào năm 1945.

Ông Eiji Hattori, người sống sót trong vụ đánh bom, cho rằng bài phát biểu của ông Obama là một lời an ủi. Ông lão 73 tuổi đang mắc 3 căn bệnh ung thư nói: “Tôi nghĩ đó là một lời xin lỗi. Tôi không nghĩ ông ấy sẽ đến đây và nói nhiều như thế. Đối với tôi, điều đó là quá đủ”.

Ông Shigeaki Mori, 79 tuổi, người được Tổng thống Obama ôm an ủi, chia sẻ: “Hành động của ông ấy làm tôi hạnh phúc và tôi nghĩ rằng mình đang đi trên mây”.

Trong khi một số người sống sót sau vụ đánh bom cho rằng ông Obama nên xin lỗi thì với nhiều người khác, ưu tiên hàng đầu là một thế giới không vũ khí hạt nhân.

Ông Takeo Sugiyama, 85 tuổi, cho hay: “Tôi xúc động trước thông điệp của tổng thống Mỹ và hy vọng ông sẽ làm hết sức vì hòa bình thế giới trước khi mãn nhiệm. Hành động có thể chứng minh được những gì ông ấy đã nói ngày hôm nay”.

Dù vậy, không phải tất cả đều hài lòng. Ông Miki Tsukishita, 75 nói, cho biết: “Tôi không nghe thấy bất cứ điều gì cụ thể về việc ông Obama có kế hoạch loại trừ vũ khí hạt nhân. Những người sống sót trong vụ đánh bom gồm có tôi đang già đi. Chuyến thăm của ông ấy vẫn chưa đủ”.


Ông Obama đã bắt tay và trò chuyện với những người sống sót trong hai vụ đánh bom nguyên tử vào năm 1945. Ảnh: Reuters

Ông Obama đã bắt tay và trò chuyện với những người sống sót trong hai vụ đánh bom nguyên tử vào năm 1945. Ảnh: Reuters


Ông Obama đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm. Ảnh: Reuters

Ông Obama đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Trung Quốc và Hàn Quốc - 2 nạn nhân của phát xít Nhật thời Thế chiến II - vẫn thường phàn nàn Nhật Bản chưa chuộc lỗi đủ.

"Tập trung vào Hiroshima là đúng song càng quan trọng hơn là chúng ta không được quên Nam Kinh. Nạn nhân đáng được cảm thông nhưng kẻ thủ ác không bao giờ trốn được trách nhiệm" - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh hôm 27-5.

Trung Quốc tố cáo quân đội Nhật giết chết 300.000 người ở Nam Kinh vào năm 1937. Một tòa án thời hậu chiến cho rằng số người thiệt mạng ít hơn, khoảng 142.000 người. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia và học giả bảo thủ của Nhật vẫn khẳng định không hề có cuộc thảm sát nào ở Nam Kinh.

Trước đó, báo China Daily (Trung Quốc) hôm 26-5 cho rằng vụ đánh bom là do “lỗi của Nhật Bản” và cáo buộc giới chức nước này đang cố “tô vẽ Tokyo là nạn nhân trong Thế chiến thứ 2 hơn là một trong những thủ phạm chính”. Theo tờ báo này, việc Mỹ ném hai quả bom xuống TP Hiroshima và Nagasaki là hợp lý trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh và ngăn thương vong lớn hơn nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo