WHO cho hay không khí ô nhiễm đã làm 7 triệu người thiệt mạng năm 2012 khiến nó trở thành nhân tố nguy hiểm nhất trong môi trường đối với sức khỏe con người. 1.600 thành phố được nghiên cứu mới đây có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ hơn so với cuộc khảo sát năm 2011, đặc biệt là ở các nước nghèo. Tình trạng ô nhiễm này có thể khiến người dân gặp nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, đột quỵ, tim mạch.
Theo khảo sát, 13 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới đều ở Ấn Độ, trong đó có 4 thành phố đứng đầu danh sách là New Delhi, Patna, Gwalior và Raipur. Trong khi đó, Bắc kinh, nơi nổi tiếng với bụi mù dày đặc, lại xếp vị trí 77 trong bảng danh sách trên và mức độ ô nhiễm chỉ bằng 1/3 New Delhi.
Mặc dù hồi năm ngoái, không khí Bắc Kinh đã bị xếp hạng 17 ô nhiễm nhất thế giới khi tình trạng không khí trở nên tồi tệ nhất trong lịch sử và có mức ô nhiễm cao gấp 156% mức cho phép. Xếp cuối danh sách là 32 thành phố đã cải thiện tình trạng ô nhiễm gấp 5 lần và ¾ trong số này thuộc Canada, gồm thành phố Vancouver (Canada), cùng thành phố Hafnarfjordur (Iceland) và 7 thành phố khác của Mỹ.
Các chuyên gia WHO cho biết không có ý định nêu tên những thành phố “bẩn nhất thế giới” kể từ khi các nước tham gia cập nhật thông tin nhằm cải thiện môi trường của mình.
Dù vậy, Maria Neira, Giám đốc WHO về sức khỏe cộng đồng, cho biết mục đích công khai là để “thách thức” các thành phố và giúp họ cởi mở hơn về tình trạng ô nhiễm không khí của mình, thường do đốt than, khí thải công nghiệp và giao thông gây ra. Bà nói thêm: “Chúng tôi đang tiến hành thảo luận với Trung Quốc về vấn đề ô nhiễm. Tổng giám đốc WHO đang ở đó và cho biết rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia có vấn đề lớn về ô nhiễm không khí. Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến điều này để đảm bảo rằng các biện pháp liên quan được đưaề ra có thể giảm ô nhiễm không khí".
Bình luận (0)