xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga có học thuyết quân sự mới

HUỆ BÌNH

Học thuyết quân sự mới của Nga có thể sẽ cản trở con đường hàn gắn mối quan hệ lạnh nhạt hiện nay giữa Moscow và phương Tây

Học thuyết quân sự mới của Nga do Tổng thống Vladimir Putin phê chuẩn ngày 26-12 xác định Tổ chức Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ là 2 mối đe dọa chính từ bên ngoài.

Khởi động đoàn tàu hạt nhân

So với bản đầu tiên ra đời năm 2010, nội dung cốt lõi của học thuyết vẫn giữ nguyên, đó là quân đội vẫn là công cụ phòng thủ và là phương sách cuối cùng trong các trường hợp. Điểm mới là Nga coi việc NATO tăng cường quân sự như một mối đe dọa.

Lần đầu tiên, học thuyết cũng nhắc tới khả năng “răn đe phi hạt nhân” để đối phó với khái niệm “quyền lực mềm” của Mỹ. Đó là tổ hợp các biện pháp đối ngoại, quân sự và kỹ thuật quân sự nhằm ngăn chặn xâm lược chống lại Nga bằng các phương tiện phi hạt nhân.

Các hiểm họa chiến tranh khác đối với Nga được xác định gồm: thành lập và triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo toàn cầu, làm mất đi sự ổn định và cân bằng quyền lực; triển khai binh lính nước ngoài tại các nước có chung biên giới với Nga... Học thuyết chỉ ra các hiểm họa mới xuất phát từ bất ổn của những nước giáp biên giới với Nga như Ukraine, Afghanistan...hay các đồng minh của Nga như Syria.

 

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey mang tên Yury Dolgoruky Ảnh: RIA NOVOSTI
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey mang tên Yury Dolgoruky Ảnh: RIA NOVOSTI

 

Tuy học thuyết quân sự mới vẫn tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng Nga tuyên bố sẽ dùng vũ khí này để tự vệ trong trường hợp bị tấn công quân sự, kể cả vũ khí hạt nhân hay thông thường.

Đài RT ngày 26-12 đưa tin Nga đang phát triển lại hệ thống tên lửa chiến lược trên đường sắt và có thể đưa 5 “đoàn tàu hạt nhân” (viết tắt là BZhRK) vào trực chiến trong 5 năm tới. Giống như tàu ngầm hạt nhân, các đoàn tàu này là một hệ thống di động dùng để vận chuyển và phóng các tên lửa hạt nhân chiến lược.

Với mục đích đối phó dự án Tấn công nhanh toàn cầu (CPGS) của Mỹ - cho phép tấn công chính xác bằng các vũ khí thông thường vào bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong 1 giờ, đoàn tàu hạt nhân của Nga khó bị tiêu diệt trong một đợt tấn công phủ đầu vì có tính cơ động, dễ dàng ngụy trang thành tàu chở hàng thông thường. Theo mẫu thiết kế từ Viện Công nghệ Nhiệt Moscow, mỗi đoàn tàu có thể kéo theo tối đa 6 tên lửa Yars.

Biển Đen “nóng” lại

Theo học thuyết, Moscow xem hợp tác quốc tế với các nước có chung nỗ lực trong bảo đảm an ninh - nhất là khối các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải cùng nhiều đối tác khác - là yếu tố chủ chốt để ngăn chặn xung đột. Ngoài ra, học thuyết nêu rõ một trong những mục tiêu của quân đội Nga là bảo vệ lợi ích quốc gia ở Bắc cực.

Học thuyết này được cho là sẽ cản trở con đường hàn gắn mối quan hệ lạnh nhạt hiện nay giữa Nga và phương Tây. NATO ngay lập tức phản bác tổ chức này không phải là mối đe dọa của Nga hay bất cứ quốc gia nào. Người phát ngôn Oana Lungescu hôm 26-12 nói các biện pháp mà NATO tiến hành để bảo đảm an toàn cho các nước thành viên hoàn toàn mang tính phòng thủ và phù hợp luật pháp quốc tế.

Trong một diễn biến khác, đại sứ Nga tại NATO Aleksandr Grushko chỉ trích NATO điều lực lượng phản ứng nhanh đến gần biên giới Nga và liên tục tập trận với Ba Lan hoặc các nước Baltic. Ngoài ra, ông cứng rắn: “Biển Đen đang trở thành nơi các nước không có chủ quyền tại đây xuất hiện thường xuyên. Chưa rõ họ muốn làm gì nhưng tất nhiên chúng tôi sẽ đáp trả nếu cần”.

Đây là phản ứng sau khi Hải quân Mỹ cho biết tàu USS Donald Cook có mặt tại biển Đen vào hôm 26-12 nhằm “duy trì ổn định khu vực”. Đây là lần thứ hai trong năm nay Mỹ điều Donald Cook tới biển Đen và hành động này có liên hệ trực tiếp đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Sự kình chống phi quân sự tại bán đảo Crimea bên bờ biển Đen cũng dâng cao. Không lâu sau khi tạm thời cắt điện đến Crimea, chính phủ Ukraine tuyên bố sẽ tạm ngừng tất cả dịch vụ xe buýt và tàu hỏa tới đây nhằm tạo một chốt khóa giao thông ra vào khu vực này.

 

“Putin cứu Nga khỏi sụp đổ”

Đó là nhận định của cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev trong lễ ra mắt cuốn sách Phía sau Điện Kremlin hôm 26-12. Theo ông, việc Tổng thống Vladimir Putin bảo vệ nước Nga khỏi cảnh chia năm xẻ bảy sau khi Liên Xô sụp đổ có thể xem là “hành động lịch sử”. Nhà cựu lãnh đạo nhận xét Tổng thống Putin là người có óc phán đoán tốt, kỷ luật.

Ngoài ra, ông Gorbachev cho rằng các chính trị gia có ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu cần lên tiếng chống lại sự suy thoái của các mối quan hệ quốc tế và các dấu hiệu của một cuộc Chiến tranh lạnh mới.

Về lo ngại của Nga đối với việc mở rộng NATO, ông đồng ý với quan điểm của Tổng thống Putin rằng Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo