xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga không nhượng bộ

LỤC SAN

Ukraine động viên 20.000 người vào các lực lượng vũ trang và 20.000 người vào vệ binh quốc gia

Nghị viện Crimea ngày 17-3 đã thông qua nghị quyết tuyên bố Crimea là nhà nước độc lập có chủ quyền - Cộng hòa Crimea - và TP Sevastopol có vị thế đặc biệt trong đó, đồng thời đề nghị Nga công nhận Crimea là một thành phần của liên bang cũng như kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các quốc gia khác công nhận độc lập của mình.

Mỹ - EU trừng phạt

Nghị quyết của nghị viện Crimea tuyên bố kể từ thời điểm này, luật pháp Ukraine không được áp dụng cũng như các quyết sách của quốc hội và các cơ quan nhà nước khác của Ukraine không được thực hiện tại Crimea. Một ngày trước, 96,77% cử tri Crimea tham gia trưng cầu ý dân đã ủng hộ việc sáp nhập vào Nga.

Đáp lại, tất cả đối tác của Nga trong nhóm G8 đồng loạt tuyên bố cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea là bất hợp pháp. Thậm chí, Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi hành động ủng hộ Crimea của Nga là “xâm lược”.

Sau cuộc họp kéo dài 3 giờ ngày 17-3, 28 ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) thông qua quyết định trừng phạt 21 quan chức của Nga và Ukraine - gồm 13 quan chức Nga, 8 người Crimea, trong đó có các lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản. Ngoại trưởng Lithuana Linas Linkevicius cho biết EU dự kiến mở rộng danh sách trừng phạt, gồm cả các quan chức cấp cao thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels sắp tới.

 

Người dân Crimea vui mừng sau khi nghị viện tuyên bố độc lập ngày 17-3.Ảnh: EPA
Người dân Crimea vui mừng sau khi nghị viện tuyên bố độc lập ngày 17-3.Ảnh: EPA

 

Cùng ngày, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cấm đi lại, phong tỏa tài sản đối với 11 quan chức Nga và Ukraine.

Trong số 7 quan chức Nga bị nêu tên có Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin, 2 cố vấn hàng đầu của Tổng thống Vladimir Putin - hồng y Vladislav Surkov và nhà kinh tế học Sergei Glazyev - Chủ tịch Hội đồng liên bang (Thượng viện) Valentina Matviyenko, các nghị sĩ Leonid Slutsky, Yelena Mizulina và Andrey Klishas.

Phía Crimea, bị trừng phạt có Thủ tướng Sergei Aksyonov, tân Chủ tịch Quốc hội Vladimir Konstantinov. Sau cùng là cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych.

Ngoài biện pháp cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản, phương Tây có thể trừng phạt thêm về kinh tế và tài chính đối với Nga. Dù vậy, các nhà phân tích hoài nghi điều này vì châu Âu quá dựa dẫm vào nguồn khí đốt của Nga.

Tổng thống Vladimir Putin không hề tỏ ra tiếc nuối trong trường hợp Nga bị loại ra khỏi G8, như người phát ngôn Dmitry Peskov giải thích trong cuộc phỏng vấn với báo Komsomolskaya Pravda. Theo tạp chí Der Spiegel (Đức), Hội nghị Thượng đỉnh G8 vào mùa hè tới có thể sẽ không diễn ra tại Nga mà chuyển qua London - Anh.

 

Ukraine động viên

Cùng ngày 17-3, theo hãng tin UNIAN, quốc hội Ukraine đã thông qua đạo luật tán thành sắc lệnh động viên của Tổng thống tạm quyền Alexander Turchynov. Lệnh động viên được thực hiện trong vòng 45 ngày.

Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng quốc gia Ukraine Andrei Parubiy cho biết nước này xem xét động viên 20.000 người vào các lực lượng vũ trang và 20.000 người vào vệ binh quốc gia. Ngoài ra, quốc hội Ukraine cũng phê chuẩn bổ sung 6,9 tỉ hryvnia (728 triệu USD) cho các lực lượng vũ trang.

Ngày 17-3, NATO đã cam kết tăng cường hợp tác với Ukraine. Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya cùng ngày đã tới tổng hành dinh của NATO cùng với bản danh sách đề nghị cung cấp trang thiết bị kỹ thuật để đối phó với việc Crimea ly khai và Nga đưa quân vào đây. Dù vậy, quyền Ngoại trưởng Andriy Deshchytsa tuyên bố Ukraine sẽ không yêu cầu NATO trợ giúp quân sự.

Trong một diễn biến khác, thủ lĩnh tổ chức cực hữu Right Sector Dmitry Yarosh đã đe dọa phá hủy các đường ống dẫn dầu của Nga trên lãnh thổ Ukraine nếu không đạt được giải pháp ngoại giao về vấn đề Crimea.

Trong khi cử tri Crimea bỏ phiếu hôm 16-3, ở miền Đông Ukraine đã diễn ra một loạt cuộc biểu tình ủng hộ Nga. Tại Kharkov, thành phố lớn thứ hai Ukraine, khoảng 1.500 người tụ tập tại quảng trường trung tâm đòi trưng cầu ý dân về việc thành lập liên bang Ukraine mà họ dự định tiến hành vào ngày 27-4 tới.

Người biểu tình còn yêu cầu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Kharkov vì lo sợ cho tính mạng và tài sản của họ. Sau đó, họ tuần hành đến tòa lãnh sự Ba Lan, phản đối sự can thiệp của phương Tây vào công việc của Ukraine.

Thêm vào đó, gần 300 cư dân Lugansk đã dựng rào cản ở khu vực nhà ga Olkhvaya để chặn đường đoàn xe cơ giới quân sự từ Kiev đến. Cư dân khu vực Donbass cũng chặn đoàn xe quân sự gần Donetsk khi có thông tin chính quyền Ukraine chuyển các phương tiện kỹ thuật quân sự về miền Đông nước này.  

 

Phản ứng nhanh

Báo Vzglyad đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18-3 sẽ đọc thông điệp liên bang liên quan đến việc công nhận Crimea là một phần của nước Nga. Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia Nga Ivan Melnikov lưu ý rằng cùng ngày, hạ viện Nga cũng sẽ xem xét tuyên bố về Crimea. Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Neverov tuyên bố Moscow sẽ đưa ra quyết định pháp lý về tình trạng của Crimea trong thời hạn sớm nhất.

Theo AP, trong tuyên bố ngày 17-3, Bộ Ngoại giao Nga còn kêu gọi chính quyền Ukraine chuyển đổi mô hình nhà nước liên bang và tiến hành một cuộc bầu cử mới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo